15/10/2019 07:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hít không khí ô nhiễm, phụ nữ có thể bị sẩy thai 'âm thầm'

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Các nhà khoa học cho biết việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ sẩy thai 'âm thầm' ở thai phụ khi phụ nữ bị sẩy thai mà không hề có các triệu chứng đáng chú ý nào.

Hít không khí ô nhiễm, phụ nữ có thể bị sẩy thai âm thầm - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí không chỉ liên quan tới các bệnh về đường hô hấp mà còn liên quan tới các trường hợp sẩy thai trong giai đoạn đầu - Ảnh chụp màn hình Ifeng

Thông tin trên vừa được các nhà khoa học công bố ngày 14-10 trong một nghiên cứu mới của một nhóm nghiên cứu đến từ các đại học Trung Quốc và đăng trên tạp chí Nature Sustainability.

Theo Hãng tin AFP, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự liên quan giữa ô nhiễm không khí và các biến chứng thai sản. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ một khía cạnh ít được nghiên cứu trước đây về vấn đề ô nhiễm: Sẩy thai "âm thầm" - khi bào thai chết hoặc không phát triển.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với lượng lớn các chất ô nhiễm như SO2, CO hay khí ozone (O3) ở mặt đất có liên quan tới nguy cơ bị sẩy thai "âm thầm" trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Các nhà nghiên cứu đến từ 4 trường đại học và Học viện khoa học Trung Quốc (CAS) đã theo dõi quá trình mạng thai của hơn 250.000 phụ nữ ở Bắc Kinh từ năm 2009 - 2017. Trong số này, có tới 17.497 ( tức chiếm 6,8%) trường hợp bị sẩy thai mà không hay biết.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị từ các trạm giám sát không khí gần nhà và nơi làm việc của những phụ nữ để đo đạc việc phơi nhiễm của họ với các chất ô nhiễm.

"Trung Quốc là một xã hội đang già hóa và nghiên cứu của chúng tôi là một động lực khác tiếp tục thúc đẩy nước này giảm vấn đề ô nhiễm không khí để tăng tỉ lệ sinh" - nhóm tác giả viết.

Trung Quốc đã nỗ lực giảm mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô Bắc Kinh những năm qua. Tuy nhiên, nồng độ bụi mịn PM2.5  - vốn có thể xâm nhập sâu vòa phổi người - vẫn còn cao gấp 4 lần so với mức được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra.

Quận 2 là nơi ô nhiễm nhất ở TP.HCM

TTO - Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường 9 tháng đầu năm cho thấy khu vực Cát Lái và các điểm lân cận tại quận 2 có chỉ số ô nhiễm môi trường đứng đầu tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Mới đây, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, TP.HCM) ngâm hàng trăm kg hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar