19/04/2022 14:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện mới: Vi khuẩn phát ra âm thanh, chỉ tắt tiếng khi gặp kháng sinh

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu vi khuẩn có tạo ra âm thanh đặc biệt không? Theo các nhà khoa học, nếu biết cách lắng nghe vi khuẩn, chúng ta có thể biết chúng còn sống hay không.

Phát hiện mới: Vi khuẩn phát ra âm thanh, chỉ tắt tiếng khi gặp kháng sinh - Ảnh 1.

Vi khuẩn có khả năng phát ra tiếng ồn - Ảnh: PHYS.ORG

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Delft (đại học công lập lớn nhất Hà Lan), do tiến sĩ Farbod Alijani dẫn đầu, hiện đã thu được tiếng ồn của một loại vi khuẩn bằng cách sử dụng graphene (một dạng carbon mỏng nhất và bền nhất). Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology.

Khi vi khuẩn bị tiêu diệt bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, những âm thanh đó sẽ dừng lại. Tất nhiên, vi khuẩn sẽ "không câm lặng" khi chống lại được thuốc kháng sinh.

Nhóm của tiến sĩ Farbod Alijani ban đầu chỉ xem xét các nguyên tắc cơ bản về cơ học của siêu vật liệu graphene. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu vật liệu cực kỳ nhạy cảm này tiếp xúc với một vật thể sinh học.

Ông Alijani cho biết: "Graphene là một dạng carbon bao gồm một lớp nguyên tử và còn được gọi là vật liệu kỳ diệu. Nó rất mạnh với các đặc tính điện và cơ học tốt, đồng thời nó cũng cực kỳ nhạy cảm với các lực bên ngoài".

Nhóm nghiên cứu này bắt đầu hợp tác với nhóm sinh học nano của nhà vật lý Cees Dekker và nhóm cơ học nano của giáo sư Peter Steeneken, cùng các tiến sĩ Aleksandre Japaridze, Irek Roslonn, thực hiện các thí nghiệm đầu tiên của họ với vi khuẩn E. coli.

Nhà vật lý Cees Dekker nói: "Những gì chúng tôi thấy thật đáng kinh ngạc. Khi một vi khuẩn bám vào bề mặt của miếng graphene, nó tạo ra các dao động ngẫu nhiên với biên độ thấp tới vài nanomet mà chúng tôi có thể phát hiện được. Chúng tôi có thể nghe thấy âm thanh của loại vi khuẩn này".

Các dao động cực nhỏ là kết quả từ các quá trình sinh học của vi khuẩn với sự đóng góp chủ yếu từ các roi của chúng (các đuôi trên bề mặt tế bào có chức năng đẩy vi khuẩn).

"Để hiểu những nhịp đập trên graphene nhỏ bé như thế nào, điều đáng nói là chúng nhỏ hơn ít nhất 10 tỉ lần so với cú đấm của một võ sĩ quyền anh. Tuy nhiên, những nhịp đập kích thước nano này có thể được chuyển đổi thành các bản âm thanh nghe được", ông Alijani nói.

Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, các dao động tiếp tục ở mức độ như cũ. Khi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, rung động giảm cho đến một hoặc hai giờ sau đó, rồi chúng biến mất hoàn toàn.

Tiến sĩ Farbod Alijani nói: "Trong tương lai, chúng tôi hướng tới việc tối ưu hóa nền tảng nhạy cảm với kháng sinh graphene đơn bào của mình. Cuối cùng nó có thể được sử dụng như một bộ công cụ chẩn đoán hiệu quả để phát hiện nhanh tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong thực hành lâm sàng".

"Đây sẽ là một công cụ vô giá trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh, một mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới", ông Peter Steeneken nhấn mạnh.

Phát hiện loại vi khuẩn mới có thể hấp thụ carbon tự nhiên

TTO - Ngoài khả năng quang hợp và thải ra chất giàu carbon có thể "bẫy" các vi sinh vật khác trước khi chìm xuống đáy biển, các nhà nghiên cứu phát hiện Prorocentrum cf. balticum còn có khả năng chống axit hóa và sự ấm lên của đại dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar