16/12/2020 11:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện khủng long có 'tóc' và 'ruy băng'

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học ngày 15-12 cho biết họ đã phát hiện một loài khủng long hai chân, kích thước bằng một con gà nhưng lại có hình dáng bên ngoài rất kỳ lạ, với 'tóc' và 'ruy băng'.

Phát hiện khủng long có tóc và ruy băng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa về Ubirajara jubatus, một loài khủng long nhỏ bằng con gà sống ở kỷ Phấn trắng - Ảnh: Luxquine

Nhóm nghiên cứu cho biết loài khủng long Ubirajara jubatus sống cách đây 110 triệu năm, thuộc kỷ Phấn trắng, dọc theo một đầm phá cổ xưa mà ngày nay là khu vực đông bắc Brazil. Chúng ăn côn trùng và các loài động vật nhỏ như ếch nhái, thằn lằn.

Theo giáo sư cổ sinh vật học David Martill - thuộc ĐH Portsmouth (Anh), dẫn đầu nghiên cứu công bố trên tạp chí Cretaceous Research - khung xương của loài khủng long này hoàn toàn giống với các loài khủng long cỡ nhỏ khác của kỷ Jura trước đó. Tuy nhiên, bề ngoài của chúng lại khá khác biệt.

Khủng long Ubirajara jubatus có một chiếc bờm trông giống tóc và sở hữu một đặc điểm đặc biệt và độc đáo là hai "dải ruy băng" mọc ở sau lưng. Hai "dải ruy băng" này làm từ keratin, hay còn gọi là chất sừng - một thành phần quan trọng trong tóc và móng tay.

"Có rất nhiều loài khủng long kỳ lạ, nhưng loài này không giống với bất kỳ con nào trong số chúng" - giáo sư Martill chia sẻ, Reuters trích đăng.

Cấu trúc trông giống tóc của khủng long Ubirajara là một dạng thô sơ của lông vũ, được gọi là protofeather. Nó thật sự không phải tóc - một đặc trưng của động vật có vú. Nhiều loài khủng long cũng có lông vũ. Thực chất, chim đã tiến hóa từ những loài khủng long nhỏ có lông vũ cách đây khoảng 150 triệu năm.

"Nhìn xa trông nó giống tóc hơn là lông. Phần bờm này đặc biệt rất dài ở trên lưng và là một chiếc bờm độc đáo của loài khủng long Ubirajara" - ông Martill cho biết.

Về cấu trúc giống "dải ruy băng" của khủng long Ubirajara, ông Martill cho rằng nó có thể được dùng để thu hút bạn tình hoặc đe dọa đối thủ, hoặc là "tiêu chí" ganh đua giữa các con đực cùng loài với nhau.

Giáo sư Martill nói rằng đặc điểm thu hút này thường chỉ xuất hiện ở động vật giống đực, tương tự phần lông đuôi của con công đực. Do đó, nhóm khoa học gia "đoán" rằng hóa thạch khủng long Ubirajara họ thu thập được là của một con đực.

"Dải ruy băng dường như mọc ra từ hai vai và không giống bất cứ thứ gì tôi từng thấy trong tự nhiên" - ông Martill nói thêm.

Phát hiện khủng long cũng bị… ung thư

TTO - Kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín Lancet Oncology cho thấy dường như một con khủng long đã bị u xương ác tính khoảng 76 triệu năm trước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar