06/05/2024 10:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Võ Hồng Nam kể chuyện người cha Võ Nguyên Giáp

Khi trút bộ quân phục bụi bặm của trận mạc ra, tướng Võ Nguyên Giáp cũng như mọi người cha trên đời. Ở đó có một chân dung khác phía sau vị tướng huyền thoại của lịch sử.

Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1963 - Ảnh tư liệu

Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1963 - Ảnh tư liệu

Chắc đa số chúng ta không có nhiều dịp để nghe các con Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể chuyện cha mình.

Họ rất kiệm lời, chỉ phát biểu đôi lời trong những dịp thật đặc biệt. Và nếu có kể, cũng chỉ xoay quanh những chuyện... ai cũng biết.

Ông Võ Hồng Nam - con trai út của Đại tướng - nói với Tuổi Trẻ, lúc còn sống, ba ông thường nói chuyện chung của đất nước, ít khi nói về mình. Chuyện ở nhà thì về nhà, người nhà nói với nhau.

Năm nay có lẽ là dịp đặc biệt khi chiến thắng Điện Biên Phủ vừa tròn 70 năm, nên ông Nam mở lòng hơn.

Ba Võ Nguyên Giáp trong lòng các con

"Bác Giáp" hay "tướng Giáp" đều là cách gọi thân thương, trìu mến mà người Việt Nam nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhưng còn người ba Võ Nguyên Giáp trong lòng các con ông thì sao?

Ông Võ Hồng Nam năm nay cũng đã 68 tuổi, tóc hoa râm, lấm tấm thời gian. Nhưng trong trí nhớ của người con trai út cũng như các anh chị em khác, ký ức về ba Giáp vẫn vẹn nguyên.

Ông Nam chia sẻ từ bé, mấy anh chị em ông hay được ba kể cho nghe những câu chuyện về ngày chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn đầu nhiều khó khăn.

Và trong dòng chảy 4.000 năm lịch sử, thời đại Hồ Chí Minh là thời đại oanh liệt nhất. Cả dân tộc đã cùng nhau tạo nên kỳ tích.

Nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) ngày xưa vẫn thường đón những người bạn chiến đấu, đồng chí, đồng đội của ba ông, như các chú Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba... đến chơi.

Đón cả những người đồng bào các dân tộc lặn lội từ xa xuống thủ đô chỉ vì muốn thăm tướng Giáp.

Những câu chuyện về trận mạc, thuở nằm gai nếm mật mà người lớn tâm sự cho nhau nghe ấy, bằng một cách thật đặc biệt, cũng thấm vào lòng những đứa nhỏ một cách rất tự nhiên.

Ba ông luôn nói, những ngày đầu đó, cách mạng chẳng có gì, cơ sở tổ chức cũng sơ sài. Chính đồng bào tin tưởng, cưu mang, hy sinh và bảo vệ, cách mạng mà chúng ta mới có một đội quân anh hùng và toàn thắng.

Ông Võ Hồng Nam kể về ba Võ Nguyên Giáp - Ảnh: DANH KHANG

Ông Võ Hồng Nam kể về ba Võ Nguyên Giáp - Ảnh: DANH KHANG

Ba Giáp và sự bù đắp sau chiến tranh

Ông Võ Hồng Nam kể, ba Võ Nguyên Giáp đi làm cách mạng biền biệt. Cũng như tất cả những người lính lao vào cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, ba ông nhiều khi không có mặt trong những lúc nguy khốn lẫn mất mát của gia đình.

"Khi ba tôi đi hoạt động và chiến đấu ở vùng Cao - Bắc - Lạng, mẹ Thái (vợ đầu của Đại tướng, tức bà Nguyễn Thị Quang Thái - em gái nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) bị bắt và hy sinh, ba không biết.

Năm 1947, ông nội tôi bị bắt rồi hy sinh trong tù, ba tôi cũng không biết. Sau này, khi bà nội mất, ba cũng không thể về", con trai Đại tướng trải lòng với Tuổi Trẻ. Vì thế khi trở về, ông như muốn bù đắp lại tất cả những gì chưa làm được cho gia đình.

Ông Nam nhớ lại, ba rất quan tâm và chăm sóc mẹ ông (PGS Đặng Bích Hà) cũng như con cái trong nhà. Ông không bao giờ mắng mỏ, nói nặng lời với ai.

Ông Võ Hồng Nam (ngoài cùng bên trái), chụp ảnh cùng cha mình - cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên ban công nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh tư liệu

Ông Võ Hồng Nam (ngoài cùng bên trái), chụp ảnh cùng cha mình - cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên ban công nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh tư liệu

Ba cũng dạy chữ cho các con khi vợ vắng nhà. Ông Nam còn nhớ hồi đó có bài tập phải viết một bức thư, cậu bé Hồng Nam loay hoay không biết bắt đầu thế nào. Ba nói với con trai: "Con nghĩ gì, con thích gì thì cứ viết thế đó".

Ba cũng dạy con cái cả những điều rất nhỏ trong cuộc sống. Ông dạy con học văn, học sử, học các môn khoa học khác ra sao cho khoa học. Nghe ba nói về lịch sử Việt Nam, con trai ba Giáp chỉ có mê tít.

Ông Nam chia sẻ với các bạn trẻ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về chiến thắng Điện Biên Phủ tại chương trình Thắp lên những ngọn nến tri ân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: DANH KHANG

Ông Nam chia sẻ với các bạn trẻ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về chiến thắng Điện Biên Phủ tại chương trình Thắp lên những ngọn nến tri ân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: DANH KHANG

Ba dạy ông học sử thì phải biết vẽ bản đồ. Ba đưa sách cho các con học, nói cho con nghe, rồi con tóm tắt cho ba nghe, đừng nhìn giấy.

Khi mấy ba con đi trên phố Hoàng Diệu, ba nói về những trận đánh năm xưa ở đây như kể chuyện. Các con cứ thế mà thấm dần, thấm dần những bài học đầu tiên về lòng yêu nước. Ông Nam nói được làm con của ba là một niềm hạnh phúc lớn.

Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn thiện cuốn sách ‘Điện Biên Phủ’ của cha

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ chín cuốn ‘Điện Biên Phủ’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có bổ sung thêm tư liệu do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng - sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của cha.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tối 18-5 tại Quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Tại rạp Hồng Liên, nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa có dịp diễn lại vai Ngũ Tử Tư. Đây là vai diễn mà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã chỉ dạy anh thời còn trẻ.

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh

Tập bưu ảnh một số địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đi qua trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước và nhiều tư liệu quý lần đầu triển lãm.

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar