08/05/2024 10:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiết lộ cuộc hội thoại cuối của tướng De Castries và tướng Cogny chiều 7-5 ở Điện Biên Phủ

Phim Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp tiết lộ bản âm thanh gốc ‘Cuộc hội thoại cuối cùng giữa Cogny và De Castries’.

Một trang báo về sự thất thủ của người Pháp ở Điện Biên Phủ - Ảnh chụp màn hình

Một trang báo về sự thất thủ của người Pháp ở Điện Biên Phủ - Ảnh chụp màn hình

Cuộc hội thoại diễn ra lúc 16h ngày 7-5-1954. Cogny là tướng chỉ huy các lực lượng mặt đất ở miền Bắc Việt Nam từ Hà Nội; còn tướng De Castries là chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ khi đó.

Phim tài liệu dài 50 phút, do ban truyền hình đối ngoại (VTV4) thực hiện phát trên VTV tối 7-5, công bố những hồ sơ mật của quốc phòng và Quốc hội Pháp nói về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuộc hội thoại cuối cùng của tướng De Castries và Cogny

Giữa năm 1953, nước Pháp rơi vào khủng hoảng bởi cuộc chiến ở Đông Dương. Quân Pháp lúc này đã lún sâu vào thế phòng ngự.

Trong khi đó, bộ đội, du kích Việt Nam mở các trận đánh lớn, nhỏ làm suy yếu quân Pháp trên mọi chiến trường.

Nghị trường Pháp dậy sóng bởi những tranh luận không dứt về chiến tranh tại Đông Dương. Tranh cãi tại Quốc hội Pháp cuối năm 1953 cần chấm dứt chiến tranh Đông Dương và tìm ra lối thoát trong danh dự.

Trong phiên họp Quốc hội Pháp ngày 27-10-1953, đại biểu Gilbert De Chambrun nói: "Nếu các ông không muốn đối thoại với Chính phủ Hồ Chí Minh thì chẳng có lối thoát nào khác, đó sẽ là chiến tranh và chúng ta sẽ còn phải đối mặt với một cuộc chiến tranh rất dài".

Phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp tiết lộ bản âm thanh gốc "Cuộc hội thoại cuối cùng giữa Cogny và De Castries" lúc 16h ngày 7-5-1954.

"- Chúng tôi sẽ cầm cự càng lâu càng tốt.

- Tôi nghĩ điều tốt nhất bây giờ là lực lượng không quân phải yểm trợ hỏa lực lớn để cố gắng đảm bảo quân Việt Minh dừng lại, chấm dứt nỗ lực tấn công của họ.

- Vâng, thưa tướng quân, giờ có rất nhiều người bị thương và nhiều người trong số họ nằm trong tay kẻ thù.

- Tôi hiểu chứ. Hãy làm tốt nhất có thể bằng mọi cách để kết thúc. Những gì ông làm là quá tốt rồi. Ông hiểu điều đó không, tướng quân?

- Vâng tôi hiểu, thưa tướng quân. Tạm biệt ông, hẹn gặp lại.

- Tôi sẽ gọi lại cho ông trước khi đụng độ".

Lúc 17h30 ngày 7-5-1954, sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bất khả xâm phạm khiến nước Pháp và cả thế giới rung chuyển.

Bản âm thanh gốc “Cuộc hội thoại cuối cùng giữa Cogny và De Castries" lúc 16h ngày 7-5-1954.

Hậu Điện Biên Phủ, nước Pháp thế nào?

Một cuộc chiến đã khép lại nhưng một cuộc chiến mới lại nổ ra trong nội bộ nước Pháp.

Gần một năm sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 31-3-1955, một ủy ban điều tra đã được Bộ Quốc phòng Pháp thành lập nhằm làm sáng tỏ mọi sự việc liên quan tới thất bại mang tên Điện Biên Phủ.

Nhiều nhân vật, tướng lĩnh chủ chốt khác có liên quan đã được mời tới điều trần, trong đó có ba tướng chỉ huy trực tiếp là: tướng Henri Navarre - tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tướng René Cogny và tướng De Castries.

Phim Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp "giải mật" những hồ sơ ít hoặc lần đầu được công bố về sự thất bại của người Pháp ở Điện Biên Phủ - Ảnh chụp màn hình

Với những hồ sơ mật thu thập được từ quốc phòng và Quốc hội Pháp, phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp đã lần đầu đưa những thông tin về cuộc điều trần này ra ánh sáng.

Nhiều năm sau cuộc chiến, người Pháp vẫn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "ai là người phải chịu trách nhiệm cho thảm họa mang tên Điện Biên Phủ?".

Một câu hỏi lớn được đặt ra: "Gần một phần mười quân viễn chinh ở Viễn Đông bị tiêu diệt tại Điện Biên Phủ. Thiết kế căn cứ cố thủ Điện Biên Phủ có nằm trong chính sách quân sự chung của chính phủ không? Nếu có thì chính phủ phải chịu trách nhiệm về thất bại này".

Tướng Navarre nói về thất bại của người Pháp ở Điện Biên Phủ

Trong cuốn Hồi ký Tướng Navarre, Navarre đã đưa ra ba lý do dẫn đến thất bại của Pháp.

Tướng Navarre

Tướng Navarre

1. Việt Minh có một lòng tin, sự quyết tâm ghê gớm, sự năng động mạnh mẽ và một sự thống nhất hành động hoàn toàn giữa chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo chiến dịch.

Còn phía Pháp chúng ta là một liên minh các quốc gia có quyền lợi khác nhau, do dự và thiếu hẳn sự kết hợp giữa chính trị và quân sự trong chiến tranh.

2. Phía Việt Minh là một cuộc chiến tranh được dân chúng tham gia một cách toàn diện.

Phía chúng ta là một cuộc chiến tiến hành nửa vời. Người ta thậm chí không buồn nói tại sao người lính của chúng ta phải chiến đấu.

3. Phía Việt Minh là một quân đội hết sức cơ động linh hoạt. Phía chúng ta, tuy mạnh hơn, nhưng phải trả giá nặng nề bởi sự cồng kềnh và thiếu thích nghi với đất nước và con người ở xứ sở này.

Chúng ta luôn đánh giá thấp Việt Minh, cả về chính trị lẫn quân sự. Uy tín ảnh hưởng của họ đối với dân chúng, tinh thần, tính năng động, trình độ quân sự của các cấp chỉ huy, tất cả họ đều luôn cao hơn so với những gì chúng ta nghĩ.

Hồ sơ mật của quốc phòng Pháp nói gì về chiến thắng Điện Biên Phủ?

Phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp sắp lên sóng VTV sẽ trả lời câu hỏi: Hồ sơ mật của quốc phòng và quốc hội Pháp nói gì về chiến thắng Điện Biên Phủ của người Việt Nam và thất bại của người Pháp?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar