21/04/2024 05:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có một người Palestine được đặt tên theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tại Palestine, có một người đàn ông 40 tuổi có cái tên đặc biệt Giap F Khumayit, được đặt theo tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Dịch giả Saleem Hammad (phải) cùng vợ chồng ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp - và cuốn sách về Đại tướng do anh Saleem dịch ra tiếng Ả Rập - Ảnh: T.ĐIỂU

Dịch giả Saleem Hammad (phải) cùng vợ chồng ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp - và cuốn sách về Đại tướng do anh Saleem dịch ra tiếng Ả Rập - Ảnh: T.ĐIỂU

Câu chuyện lý thú được dịch giả trẻ người Palestine, anh Saleem Hammad, kể trong buổi giới thiệu bộ sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân ngày 20-4 tại Hà Nội.

Sự kiện được Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật tổ chức trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Sách do PGS.TS Vũ Trọng Lâm - giám đốc, tổng biên tập Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật - làm chủ biên.

Ngoài những bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo chủ đề, mốc thời gian quan trọng, sách tập hợp những hình ảnh quý về cuộc đời hoạt động cách mạng và trong lòng nhân dân của Đại tướng.

Sách được phát hành bằng tiếng Việt và năm bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt -  Ả Rập.

Người Palestine rất yêu quý và tôn kính Việt Nam

Dịch giả Saleem Hammad là người dịch cuốn sách này sang tiếng Ả Rập. Anh đã có 12 năm sinh sống ở Việt Nam.

Anh kể tại đất nước anh, Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… rất thân thuộc với người dân.

Thắng lợi của Việt Nam trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như trong quá trình xây dựng đất nước, trước đây và bây giờ vẫn luôn tạo cảm hứng cho nhân dân Palestine tiếp tục xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

Nhiều người dân Palestine có lòng kính trọng đặc biệt với lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tới nỗi có người còn lấy tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên cho con mình, để thể hiện lòng kính trọng và ngưỡng mộ lớn lao.

Ở một ngôi làng nhỏ, nơi người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, rất ít quan tâm đến chính trị, nhưng lại có một trường hợp ngoại lệ là ông Khumayit.

Ông đã tìm hiểu về Việt Nam từ khi còn trẻ, trong thời gian ngồi tù vì hoạt động cách mạng. Và ngay khi biết về cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam, được biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã nghĩ rằng khi được ra tù sẽ đặt tên con mình là Giáp.

Ông đã làm đúng như dự định. Con trai ông mang cái tên Việt: Giap F Khumayit.

Chính gia đình dịch giả Saleem Hammad cũng có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Anh kể, anh từng giành được bốn học bổng của bốn nước, nhưng vì là lao động chính trong nhà nên bố mẹ anh muốn anh học trong nước để tiếp tục giúp đỡ gia đình.

Nhưng thời gian sau anh giành được học bổng du học tại Việt Nam thì bố mẹ anh lập tức đồng ý. "Ừ, nếu đi học ở Việt Nam thì được, bố mẹ tôi đã nói như vậy", dịch giả Saleem Hammad kể.

Bộ sách

Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" được dịch ra năm thứ tiếng - Ảnh: T.ĐIỂU

Phút lặng buồn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Kể về ba mình, ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp - kể mấy câu chuyện gia đình.

Ông bảo, giống như mọi gia đình khác trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, trong kháng chiến, phải chịu cảnh chia cách, ba ông - Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sớm xa gia đình đi hoạt động cách mạng, khiến những khoảnh khắc quan trọng của người thân lại không được ở bên.

"Như quãng thời gian ông đi gặp Bác Hồ và hoạt động ở phía Bắc thì mẹ Nguyễn Quang Thái (vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) bị bắt và hy sinh trong tù nhưng ba tôi cũng không hay biết.

Sau đó chiến tranh nổ ra, khi ba đánh ở Việt Bắc thì ở quê nhà ông nội bị bắt vào nhà lao và hy sinh trong tù, ba cũng không thể kề cận.

Mãi sau này, khi đất nước hòa bình thống nhất, ba mới giao tôi tìm mộ ông nội", ông Võ Hồng Nam kể và khẳng định đó là hoàn cảnh của rất nhiều gia đình trong hai cuộc kháng chiến ở thế kỷ XX.

Và đó chính là những phút lặng đầy hy sinh của vị đại tướng mà tiếng tăm lừng lẫy trên cả thế giới.

10 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, lời tiếc thương còn mãi

Ngày mai 4-10 là tròn 10 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Suốt 10 năm qua, những bài báo tỏ bày tình cảm kính yêu và tiếc thương vô vàn của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế dành cho Đại tướng vẫn tiếp nối.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar