23/05/2025 07:42 GMT+7

Ông Trump thử thách đồng minh bằng thuế quan

Hội nghị G7 tại Canada diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khi Mỹ áp thuế lên hầu hết các đối tác, buộc các đồng minh phải tìm cách cân bằng giữa đối đầu và hợp tác.

Ông Trump - Ảnh 1.

Thuế quan được coi là biện pháp để gây sức ép trước đàm phán của chính quyền ông Trump - Ảnh: MORNING STAR

Khi các bộ trưởng tài chính G7 tập trung tại khu nghỉ dưỡng Banff, Alberta, Canada ngày 21-5, không khí hội nghị khác xa so với 8 năm trước. Lần này, thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp đặt nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng thay vì đối đầu trực diện như năm 2018, các đồng minh đang tìm kiếm giải pháp tránh chia rẽ.

Tìm kiếm tiếng nói chung

Chính sách thuế quan của ông Trump đã tác động trực tiếp đến tất cả thành viên G7. Chủ nhà hội nghị Canada phải đối mặt mức thuế 25% đánh vào nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, trong khi 3 nước Pháp, Đức và Ý đều phải chịu mức thuế cơ bản 10% với tất cả mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ. Chỉ có Anh đã đạt được thỏa thuận thương mại với Washington từ đầu tháng 4, mở đường cho việc dỡ bỏ một số rào cản thuế quan.

Thuế quan được coi là biện pháp để gây sức ép trước đàm phán của chính quyền ông Trump. Từ khi tuyên bố áp thuế vào đầu tháng 4 đến nay, Washington mới chỉ đạt được thỏa thuận thương mại với một thành viên G7 là Anh. 

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ với Nhật Bản và Liên minh châu Âu vẫn đang diễn ra, và những thương lượng sắp tới của Mỹ với các đồng minh then chốt sẽ là chỉ dấu cho nhiều cuộc thương thuyết thương mại khác của chính quyền Trump trong tương lai.

Khác với hội nghị G7 năm 2018 tại Canada - khi chính sách thuế thép và nhôm của ông Trump khiến các đồng minh không thể ra tuyên bố chung, hội nghị khi đó bị gọi là "G6+1", kết thúc bằng việc Canada, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Ý cùng bày tỏ "mối quan ngại và thất vọng nhất trí tuyệt đối" - lần này không khí đã cải thiện rõ rệt. Bộ trưởng Tài chính Pháp Eric Lombard mô tả cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent là "chân thành và trung thực giữa các đồng minh".

Ông Bessent được đánh giá là đến hội nghị với "quan điểm linh hoạt" và tâm thế tìm kiếm lập trường chung. Đây là hội nghị G7 chính thức đầu tiên của ông, sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi hàng loạt cam kết đa phương khác. 

Ông cũng đã không dự hội nghị bộ trưởng tài chính G20 rộng hơn ở Nam Phi hồi tháng 2, và cuộc trao đổi căng thẳng giữa ông Trump và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa mới đây làm dấy lên nghi ngờ về khả năng ông Trump sẽ dự thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới. G7 trở thành một trong hiếm hoi những diễn đàn mà Washington vẫn duy trì hoạt động đầy đủ.

Tuy nhiên, ông Bessent vẫn duy trì lập trường cứng rắn. Ông cảnh báo ngày 18-5 rằng Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu các cuộc thương lượng trong thời gian "ân hạn" 90 ngày không đạt kết quả. "Tôi hy vọng mọi người sẽ tới thương lượng với thiện chí thật sự", ông nói trên Đài NBC.

Thỏa thuận Mỹ - Anh, dù được chính quyền Trump ca ngợi như hình mẫu, thực tế khá hạn chế. Nó chỉ mở cửa thị trường Anh cho thịt bò và xăng sinh học Mỹ, đồng thời đảo ngược thuế đánh lên thép và xe hơi của Anh.

Thách thức đa chiều

Hội nghị 3 ngày không chỉ xoay quanh thuế quan. Các bộ trưởng sẽ thảo luận về hỗ trợ Ukraine, quan ngại về sức mạnh Trung Quốc và những khó khăn kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Canada François-Philippe Champagne nhấn mạnh tầm quan trọng của "hệ thống thương mại đa phương tự do, công bằng và dựa trên luật lệ".

Kinh tế gia Eswar Prasad từ Đại học Cornell nhận định: "Đây là giai đoạn rất khó khăn trong quan hệ giữa các nước G7". Ông dự đoán các cuộc trao đổi sẽ căng thẳng, phản ánh thực tế rằng chính quyền Trump đang sử dụng thuế quan như công cụ gây sức ép trước đàm phán.

Cuộc thương lượng giữa Mỹ với Nhật Bản và Liên minh châu Âu vẫn đang diễn ra. Các thỏa thuận cụ thể khó có thể đạt được tại hội nghị này, nhưng nó sẽ mở đường cho những hiệp định thương mại có thể được ký kết tại thượng đỉnh G7 vào tháng 6 tới ở Kananaskis, Canada.

Lập trường của ông Lombard phản ánh sự thực dụng mới: sẵn sàng ra về mà không có tuyên bố chung miễn là G7 hiểu nhau hơn về cách giảm mất cân bằng thương mại, định hướng chính sách phát triển và giải quyết cuộc chiến Ukraine. "Đạt được tiến bộ là điều quan trọng nhất", ông khẳng định.

Trừng phạt Nga: điểm nóng khác

Bên cạnh tranh cãi về thuế quan, hội nghị G7 sẽ đối mặt với vấn đề trừng phạt mới đối với Nga. Liên minh châu Âu và Anh đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung ngày 20-5, nhắm vào "hạm đội bóng tối" - những tàu chở dầu không đăng ký để lách lệnh cấm vận.

Các đề xuất hiện tại bao gồm việc hạ giá trần dầu xuất khẩu của Nga từ mức 60 USD/thùng. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump chưa bày tỏ thái độ rõ ràng về việc tăng cường trừng phạt Matxcơva.

Tổng thống Trump đã điện đàm với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 19-5, sau đó tuyên bố hai nước sẽ sớm bắt đầu đàm phán ngưng bắn. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergii Marchenko cũng sẽ tham dự hội nghị dù Kiev không phải thành viên G7.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Người đàn ông 77 tuổi tử vong khi băng qua cao tốc I-95 ở Florida để cứu một con rùa, gây tai nạn liên hoàn.

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar