21/05/2025 15:07 GMT+7

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Ông Trump vui vẻ bên cạnh Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani tại Cung điện Lusail hôm 14-5 - Ảnh: REUTERS

Trở về sau chuyến công du ba quốc gia vùng Vịnh - Saudi Arabia, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Tổng thống Trump tuyên bố đã ký kết các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD, mở ra triển vọng về một làn sóng đầu tư đổ vào Mỹ và hàng triệu việc làm mới cho người dân.

Nhưng khi ánh hào quang của các nghi lễ xa hoa và những phát biểu đậm chất thương hiệu Trump dần lắng xuống, câu hỏi khiến nhiều người đặt ra nhất lúc này là: liệu các con số ấy có bao nhiêu phần trăm là sự thật?

Dấu hỏi về tính hiện thực

Tại Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman tái khẳng định cam kết đầu tư 600 tỉ USD vào các mối quan hệ song phương với Mỹ, bao gồm các hợp đồng vũ khí, y tế, trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở hạ tầng.

Ở Qatar, ông Trump công bố một "trao đổi kinh tế" giữa hai nước lên tới 1.200 tỉ USD, trong đó nổi bật là thương vụ Qatar Airways đặt mua 210 máy bay Boeing với tổng giá trị 96 tỉ USD.

Tuy nhiên trong tài liệu chính thức mà Nhà Trắng công bố sau đó, chỉ có các thỏa thuận cụ thể trị giá 243,5 tỉ USD được liệt kê rõ ràng.

Còn tại UAE, ông Trump đã ký một thỏa thuận xây dựng khuôn viên AI lớn nhất thế giới bên ngoài nước Mỹ, kèm theo cam kết đầu tư tới 1.400 tỉ USD vào kinh tế Mỹ trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên khi xem xét kỹ, nhiều con số nêu trên tỏ ra thiếu tính xác thực. Báo cáo của Viện Các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập lưu ý rằng, trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, chính phủ Mỹ từng thông báo có các thỏa thuận trị giá 450 tỉ USD với Saudi Arabia - nhưng trên thực tế, tổng kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai nước từ 2017 - 2020 chỉ đạt dưới 300 tỉ USD.

Một số thỏa thuận lớn hiện tại cũng chỉ dừng lại là bản ghi nhớ - vốn không mang tính ràng buộc pháp lý và chưa chắc đã được thực hiện.

Bên cạnh đó, một số hợp đồng được liệt kê trong chuyến đi lần này đã từng được công bố từ trước đó. Ví dụ, thỏa thuận giữa Amazon và Tập đoàn viễn thông e& của UAE - được Nhà Trắng công bố là "mới" và có trị giá 181 tỉ USD - thực chất là một kế hoạch đã được Amazon công bố từ tháng 10-2024, với cam kết đầu tư trực tiếp chỉ khoảng 1 tỉ USD trong sáu năm.

Phần lớn giá trị còn lại đến từ một nghiên cứu do chính Amazon tài trợ, ước tính hiệu quả kinh tế gián tiếp của việc mở rộng sử dụng dịch vụ đám mây tại UAE, theo báo Washington Post.

Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan chào đón ông Trump trong chuyến thăm ngày 15-5 - Ảnh: REUTERS

Toan tính chính trị phía sau các con số

Không thể phủ nhận chuyến công du bốn ngày của ông Trump đến Trung Đông mang một ý nghĩa chính trị sâu sắc.

Về mặt hình ảnh, các nước vùng Vịnh đã cho thấy họ sẵn sàng "vung tiền" để thắt chặt quan hệ với Mỹ, trong bối cảnh khu vực đang dần chuyển mình khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Với chính quyền ông Trump, đây là cơ hội "ghi điểm" giữa lúc kinh tế Mỹ đang chịu áp lực do các đợt tăng thuế và giảm tốc toàn cầu.

Những tuyên bố về "hàng ngàn tỉ USD" đầu tư được dùng để minh chứng rằng chiến lược kinh tế "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump đang mang lại kết quả cụ thể.

Tuy nhiên việc đếm cả những thỏa thuận đã ký từ trước, hoặc không có giá trị ràng buộc, khiến cho tuyên bố 2.000 tỉ USD trở nên khó kiểm chứng và dễ gây hiểu nhầm.

Bên cạnh yếu tố truyền thông, những rủi ro thực tế cũng đặt ra nghi vấn cho tính khả thi của các khoản đầu tư.

Giá dầu - nguồn thu chủ lực của các nước vùng Vịnh - đã giảm mạnh kể từ đầu năm, buộc các nước như Saudi Arabia phải xem xét lại kế hoạch chi tiêu và vay nợ, Đài BBC cho biết.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Saudi Arabia từ 3,3% xuống còn 3%. Trong bối cảnh đó, việc huy động hàng trăm tỉ USD để đầu tư ra nước ngoài là điều không hề đơn giản.

Đến cuối cùng, câu hỏi đặt ra là: Liệu những thỏa thuận trị giá hàng nghìn tỉ USD có thực sự mang lại giá trị bền vững cho kinh tế Mỹ, hay chỉ đơn thuần là đòn bẩy đánh bóng tên tuổi của ông Trump? Bản thân vị tổng thống dường như cũng ý thức được khả năng người kế nhiệm sẽ là người được hưởng lợi chính trị từ các thỏa thuận này.

"Rồi sẽ có người nhận công cho tất cả những điều này. Nhưng mọi người hãy nhớ rằng, tôi mới là người làm ra chuyện đó", ông chỉ tay vào bản thân mình.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar