17/04/2025 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Putin: Dù chuyện gì xảy ra, Nga và Mỹ tiếp tục hợp tác trong không gian

Hợp tác Nga - Mỹ trong lĩnh vực không gian vẫn đang tiếp tục, tiếp nối thành quả từ vụ ghép nối tàu Soyuz 19 và Apollo từ thời Chiến tranh lạnh.

Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Putin trong cuộc gặp với các sinh viên Đại học Kỹ thuật quốc gia Bauman Matxcơva - Ảnh: KREMLIN.RU

Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt mà Washington áp lên Matxcơva liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, hợp tác không gian là một trong những lĩnh vực vẫn được duy trì giữa Nga và Mỹ, theo Reuters ngày 16-4.

Mỹ - Nga tiếp nối lịch sử hợp tác không gian

"Hợp tác trong không gian với người Mỹ vẫn đang tiếp tục. Dù có chuyện gì xảy ra, mọi thứ vẫn đang tiếp tục, còn người châu Âu thì đã quyết định tạm dừng. Đó là lựa chọn của họ", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc gặp với các sinh viên hôm 16-4.

Theo Hãng thông tấn Tass, nhà lãnh đạo Nga cũng nhắc lại chuyến bay ghép nối tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô và phi thuyền Apollo của Mỹ cách đây 50 năm - sự kiện lịch sử đánh dấu khởi đầu cho hợp tác không gian giữa Nga và Mỹ.

“Lần ghép nối đầu tiên diễn ra giữa tàu Soyuz 19 và Apollo vào năm 1975. Đó là khi sự hợp tác bắt đầu, và sau này dẫn đến việc xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Hoạt động này vẫn đang tiếp diễn”, ông Putin cho biết.

Nga - Ảnh 2.

Các phi hành gia Mỹ và Liên Xô sau khi Apollo - Soyuz ghép nối - Ảnh: NASA

Nhà lãnh đạo Nga cũng kể về một khoảnh khắc mà ông cho là "rất thú vị" trong vụ ghép nối này.

"Có thể các bạn đã biết, nếu chưa thì tôi sẽ kể. Dự kiến ban đầu là ghép nối sẽ diễn ra phía trên Matxcơva. Nhưng trên thực tế, nó lại diễn ra ngay phía trên sông Elbe. Chính tại nơi đó, 30 năm trước, Liên Xô và Mỹ hội quân, giáng đòn cuối cùng vào Đức quốc xã. Và đúng 30 năm sau, năm 1975, Apollo và Soyuz đã ghép nối ngay phía trên sông Elbe".

Đầu tháng này, Nga vừa phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz 2.1a, đưa phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim và 2 nhà du hành Nga, Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky, lên trạm không gian ISS.

Đặc phái viên Kirill Dmitriev của tổng thống Nga hoan nghênh sự kiện này là minh chứng cho truyền thống hợp tác từ vụ ghép nối năm 1975. Ông cũng nhấn mạnh việc Matxcơva có thể cung cấp một nhà máy điện hạt nhân nhỏ phục vụ sứ mệnh lên sao Hỏa của tỉ phú Elon Musk - CEO của SpaceX.

Nga - Ảnh 3.

Các phi hành gia Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritskiy của Nga và phi hành gia Mỹ Jonathan Kim trước vụ phóng tàu Soyuz, ảnh chụp hôm 7-4 - Ảnh: AFP

Nga tham vọng vươn tới Mặt trăng, sao Hỏa

Theo Sputnik, Tổng thống Putin cũng tiết lộ nước này đang có kế hoạch khám phá không gian sâu thẳm tới Mặt trăng và sao Hỏa.

"Chúng ta cũng có kế hoạch khám phá không gian sâu thẳm, cả Mặt trăng và sao Hỏa. Xin nhắc lại rằng, trước đây chúng ta từng là quốc gia đầu tiên thực hiện việc đổ bộ xuống một hành tinh có nhiệt độ 400 - 500 độ C. Điều đó nghe có vẻ khó tin, nhưng nó đã xảy ra. Hiện có rất nhiều dự án đang được thực hiện. Tôi tin rằng dự án này rồi cũng sẽ được triển khai”, ông nói.

Tổng thống Putin cũng nói thêm Nga là một quốc gia thu hút được sự quan tâm của các đối tác trong việc khám phá không gian, và hiện có nhiều ý tưởng khác nhau về việc hoàn tất sứ mệnh của ISS.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Nga và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác rất tham vọng trong lĩnh vực không gian.

“Chúng ta có những kế hoạch lớn với Trung Quốc, những kế hoạch thú vị, tốt đẹp và đầy tham vọng. Nhìn chung, với các quốc gia BRICS, với Ấn Độ, Nam Phi, Brazil. Sự hợp tác này vẫn đang tiếp diễn và sẽ không dừng lại”, ông nói.

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS

Hành trình trở về Trái đất của hai phi hành gia Mỹ vào ngày 18-3 thu hút sự quan tâm của cả thế giới không chỉ vì nhiệm vụ kéo dài bất thường mà còn vì những diễn biến đầy kịch tính đã khiến họ không thể trở về nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar