19/03/2025 12:08 GMT+7

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS

Hành trình trở về Trái đất của hai phi hành gia Mỹ vào ngày 18-3 thu hút sự quan tâm của cả thế giới không chỉ vì nhiệm vụ kéo dài bất thường mà còn vì những diễn biến đầy kịch tính đã khiến họ không thể trở về nhà.


Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 1.

Hai phi hành gia Butch Wilmore (trái) và Suni Williams đã ở trên ISS 9 tháng - Ảnh: AFP

Sáng 18-3 (giờ Mỹ), hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khởi động từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trở về Trái đất, kết thúc một nhiệm vụ kéo dài chín tháng do sự cố của tàu Boeing Starliner.

Họ, cùng hai đồng nghiệp khác là Nick Hague (người Mỹ) và Aleksandr Gorbunov (người Nga), cuối cùng có thể trở về trên tàu Dragon của SpaceX.

9 ngày thành 9 tháng

Butch Wilmore và Suni Williams, hai cựu phi công hải quân Mỹ, đã bay lên phòng thí nghiệm quỹ đạo vào tháng 6-2024, trong chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của Boeing Starliner vốn dự kiến chỉ kéo dài 9 ngày.

Tuy nhiên, con tàu gặp trục trặc về hệ thống đẩy và được đánh giá không đủ an toàn để đưa họ trở về, đã buộc phải quay về Trái đất trong tình trạng không người lái.

Kể từ đó, câu chuyện của họ đã thu hút sự chú ý tại Mỹ và thế giới.

Video 2 phi hành gia kẹt 9 tháng trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS đã về lại Trái đất

"Chúng tôi không cảm thấy bị bỏ rơi hay mắc kẹt" - phi hành gia Butch Wilmore chia sẻ trên Đài CNN về sứ mệnh dài bất thường của mình. Thực tế trong thời gian đó, các phi hành gia vẫn thực hiện nghiên cứu và thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian. Bà Williams đã lập kỷ lục mới về tổng thời gian đi bộ ngoài không gian của một nữ phi hành gia.

Về mặt y học, theo TS Rihana Bokhari thuộc Trung tâm Y học vũ trụ tại Đại học Baylor, đây là "điều bình thường" bởi các vấn đề như mất cơ bắp và xương, thay đổi chất lỏng trong cơ thể, và việc thích nghi lại với trọng lực đều đã được hiểu rõ và kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, việc họ bị kẹt lại ở trạm vũ trụ cách mặt đất hơn 400km, xa gia đình và ban đầu không có đủ vật tư dự trữ, trong thời gian dài đã nhận được sự đồng cảm của công chúng.

"Nếu bạn đi làm và bất ngờ phải ở lại văn phòng trong 9 tháng tới, có lẽ bạn sẽ hoảng loạn. Những người này đã thể hiện sự kiên cường phi thường" - ông Joseph Keebler, nhà tâm lý học tại Đại học Hàng không Embry-Riddle, bình luận.

Hành trình giải cứu hai phi hành gia

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 2.

Tàu Dragon đáp xuống vùng biển ngoài khơi Florida sáng 19-3 (giờ Việt Nam) - Ảnh: REUTERS

Đến tháng 9-2024, NASA đã phối hợp với Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk để phóng tàu vũ trụ Dragon với một đội gồm hai người, thay vì bốn người như thường lệ, để dành ghế trống cho hai người bị mắc kẹt. Cuối tuần qua, đội giải cứu trên sứ mệnh Crew-10 đã ghép nối thành công với ISS và họ đã trao nhau những cái ôm nồng nhiệt.

Họ rời trạm vũ trụ lúc 5h05 ngày 18-3 (giờ GMT) và trở về cùng ngày sau hành trình dài 17 giờ. Sáng 19-3 (giờ Việt Nam), tàu Dragon bật dù ở ngoài khơi bang Florida. Sau khi hạ cánh xuống biển, hai phi hành gia Wilmore và Williams được hít thở bầu không khí Trái đất lần đầu tiên sau nhiều tháng và được một tàu cứu hộ đón, theo AFP.

Sự cố, xảy ra trong thời gian bầu cử tổng thống Mỹ, cũng đã bị ông Trump và ông Musk biến thành công cụ chính trị, liên tục ám chỉ cựu tổng thống Joe Biden đã bỏ rơi các phi hành gia và từ chối một kế hoạch giải cứu trước đó.

"Họ đã quên mất các phi hành gia một cách đáng xấu hổ, vì họ coi đó là một sự kiện rất đáng xấu hổ đối với họ" - ông Trump viết trên mạng Truth Social hồi đầu tuần này.

Trong khi đó, ông Musk nói SpaceX lẽ ra đã có thể đưa hai phi hành gia Williams và Wilmore về nhà từ nhiều tháng trước, nhưng đề nghị của họ đã bị Nhà Trắng từ chối vì "lý do chính trị". Tuy nhiên, ông Musk không nói cụ thể.

Không rõ tại sao một thỏa thuận như vậy lại được thảo luận với Nhà Trắng - cơ quan thường không can thiệp vào các nhiệm vụ của phi hành đoàn NASA hoặc các vấn đề về nhân sự của trạm vũ trụ.

Một quan chức cấp cao của NASA thời ông Biden nói với Đài CNN rằng SpaceX chưa bao giờ đưa ra lời đề nghị như trên với ban lãnh đạo cơ quan này, và nếu có thì họ cũng sẽ không xem xét bởi nó đòi hỏi thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt tiêu tốn thêm đến 100 triệu USD.

Giới khoa học không gian cũng không tin những cáo buộc của ông Musk. NASA khẳng định vẫn giữ nguyên kế hoạch luân phiên các phi hành gia, tức là hai ông bà Wilmore và Williams chỉ có thể trở về khi có phi hành đoàn thay thế, để duy trì đủ nhân sự của Mỹ trên ISS.

ISS hiện đang do Mỹ điều hành cùng với Nga, Nhật Bản, Canada và các nước thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu.

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 3.

Tàu cứu hộ "Megan" bên cạnh khoang tàu Dragon nổi trên biển - Ảnh: NASA

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 4.

Tàu "Megan" tiến hành vớt tàu Dragon với 4 phi hành gia trên khoang - Ảnh: REUTERS

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 5.

Đội cứu hộ hỗ trợ phi hành gia Butch Wilmore ra ngoài - Ảnh: NASA

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 6.

Phi hành gia Suni Williams vẫy chào khi được đưa ra khỏi khoang tàu - Ảnh: NASA

Hành trình 'giải cứu' hai phi hành gia bị kẹt 9 tháng trên ISS - Ảnh 7.

Phi hành gia Butch Wilmore được giúp đưa ra ngoài - Ảnh: NASA

Không phải kỷ lục

Dù nhiệm vụ của hai phi hành gia Wilmore và Williams vượt quá thời gian xoay ca thông thường 6 tháng trên ISS, nhưng chỉ đứng thứ sáu trong số các kỷ lục của Mỹ về thời gian thực hiện một nhiệm vụ đơn lẻ.

Trước đó, phi hành gia Frank Rubio từng ở 371 ngày trên ISS trong năm 2023. Trong khi đó, kỷ lục thế giới thuộc về phi hành gia Nga Valeri Polyakov - người đã ở 437 ngày liên tục trên trạm Mir vào năm 1994.

Vì sao các phi hành gia trở về Trái đất phải ngồi cáng?

Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar