08/02/2025 08:58 GMT+7

'Ông lớn' top đầu ngành gas phong tỏa tài khoản ngân hàng để tiện khởi kiện sếp cũ

Anpha Petrol – một trong ba doanh nghiệp dẫn đầu thị phần gas dân dụng tại Việt Nam – đã phong tỏa tài sản bảo đảm trong tài khoản tại Ngân hàng ACB, chi nhánh Nam Sài Gòn, nhằm phục vụ vụ kiện đối với cựu quản lý của công ty.

'Ông lớn' top đầu ngành gas phong tỏa tài khoản ngân hàng để tiện khởi kiện sếp cũ - Ảnh 1.

Anpha Petrol phục vụ hơn 2 triệu khách hàng hộ gia đình và doanh nghiệp tại Việt Nam - Ảnh: ASP

Khởi kiện sếp cũ

Công ty cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha (Anpha Petrol, mã chứng khoán ASP) vừa công bố thông tin bất thường đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, vào cuối tuần này. 

Anpha Petrol cho biết doanh nghiệp đã nhận được quyết định thực hiện biện pháp bảo đảm số 17/2025 ngày 4-2-2025 của TAND TP.HCM, về việc: phong tỏa tài sản bảo đảm trong tài khoản của công ty tại Ngân hàng ACB chi nhánh Nam Sài Gòn.

Đáng chú ý, quyết định trên nhằm phục vụ việc khởi kiện của công ty đối với người quản lý cũ, liên quan đến việc điều hành quản lý. Doanh nghiệp không nêu cụ thể tên người sếp này.

Căn cứ báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 mới được công bố, có thể thấy trong năm vừa qua Anpha Petrol đã chứng kiến biến động lớn đối với các vị trí "ghế nóng". Ông Takehiko Kawamoto rời ghế chủ tịch, trong khi ông Tomohiko Kawamoto lên thay.

Song song đó, bốn thành viên còn lại của hội đồng quản trị cũng được bổ nhiệm mới, đều là người nước ngoài, thay thế các lãnh đạo cũ. Ông Trần Minh Loan - người Việt duy nhất trong dàn sếp cấp cao cũ, gắn bó lâu năm - cũng rời "ghế nóng".

'Ông lớn' top đầu ngành gas phong tỏa tài khoản ngân hàng để tiện khởi kiện sếp cũ - Ảnh 2.

Thành viên hội đồng quản trị Anpha Petrol biến động lớn trong năm 2024 - Ảnh: ASP

Kinh doanh sa sút

Anpha Petrol có tuổi đời hơn hai thập kỷ phát triển. Theo website, doanh nghiệp giới thiệu mình "giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại Việt Nam". 

Đây là 1 trong 3 công ty chiếm lĩnh thị phần gas dân dụng lớn bậc nhất cả nước, có hệ thống kho chứa đầu mối ở cả hai miền Nam - Bắc.

Dù vậy, bức tranh kinh doanh có phần sa sút. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm vừa qua Anpha Petrol mang về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gần 3.340 tỉ đồng, giảm xấp xỉ 12% so với năm liền trước. 

Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm còn hơn 15.500 tỉ đồng (-3%). Trừ giá vốn và các chi phí, "ông lớn" ngành gas chỉ còn giữ lại lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 3,8 tỉ đồng (-12%).

Tính đến cuối năm vừa qua, công ty có khối tài sản gần 1.590 tỉ đồng (-28%). Gánh khoản nợ phải trả 1.285 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu đang nằm mốc 302 tỉ đồng. Ở bảng cân đối kế toán, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm hơn 79 tỉ đồng.

Vào cuối năm 2024, phía doanh nghiệp đã gửi giải trình đến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, khi cổ phiếu bị rơi vào diện cảnh báo - vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm.

Cụ thể về việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm, công ty cho biết do tình hình kinh tế khủng hoảng và suy thoái trên toàn thế giới, nên nửa đầu năm vừa qua hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. 

Giá bán giảm và giá vốn tăng, giá mua hàng phụ thuộc vào giá gas thế giới theo hợp đồng chung (giá CP) công bố hằng tháng.

Tìm biện pháp khắc phục thua lỗ

Cuối năm qua phía Anpha Petrol đưa ra một số giải pháp để khắc phục thua lỗ. 

Doanh nghiệp cho biết cơ cấu tổ chức nhân sự quản trị mới, đã thay thế các cán bộ quản lý cấp cao và các thành viên hội đồng quản trị.

Đơn vị đang tăng cường rà soát và hoàn thiện tổ chức nhân sự bộ máy kế toán tại các công ty mẹ và công ty con, kiểm tra kiểm soát đối với các công ty liên kết, công ty con. 

Anpha Petrol cũng nỗ lực cải thiện hiệu quả từ tháng 6-2024, đàm phán giảm giá vốn đầu vào, cắt giảm chi phí và tăng sản lượng kinh doanh. Hiện công ty vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đã có lời từ LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng, khí gas).

Thêm vào đó, doanh nghiệp đã triển khai giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính ngắn hạn, đang thực hiện thoái vốn các khoản không hiệu quả.

"Nguồn tài chính thu về từ thoái vốn sẽ giảm tình trạng mất cân đối vốn ngắn hạn hiện nay", phía doanh nghiệp cho hay.

Trên thị trường chứng khoán, mã ASP đang neo ở sắc xanh với giá 4.160 đồng/cổ phiếu. Trong một quý vừa qua mã này biến động tăng 4%, tuy nhiên giảm gần 17% tính trong vòng một năm trở lại đây.

Giá gas tháng 2-2025 tăng theo giá gas thế giới

Các doanh nghiệp kinh doanh gas vừa thông báo điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ từ ngày 1-2-2025, với mức tăng 3.000 đồng/ bình 12kg.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar