25/01/2025 20:29 GMT+7

Tổng thống Moldova ghé thăm Kiev giữa khủng hoảng khí đốt

Tổng thống Moldova Maia Sandu đã có cuộc gặp ông Zelensky trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng ly khai Transnistria và khủng hoảng khí đốt trầm trọng.

Tổng thống Moldova ghé thăm Kiev giữa khủng hoảng khí đốt, tố Nga 'tống tiền' - Ảnh 1.

Tổng thống Moldova Maia Sandu gặp gỡ người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev ngày 25-1 - Ảnh: AFP

Tổng thống Moldova Maia Sandu đã có cuộc ghé thăm Kiev và trò chuyện cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 25-1 trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Transnistria, một vùng ly khai thân Nga của Moldova giáp biên giới với Ukraine, Hãng thông tấn AFP đưa tin.

Với dân số khoảng 500.000 người, Transnistria đã bị cắt nhiệt sưởi, nước nóng cùng mạng lưới điện kể từ đầu năm nay, do hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Kiev và Matxcơva - vốn cho phép khí đốt Nga chảy qua khu vực này - đã hết hạn vào ngày 1-1.

"Khi đến Kiev, chúng tôi sẽ cùng thảo luận về vấn đề an ninh, năng lượng, hạ tầng, thương mại và hỗ trợ lẫn nhau trên con đường hướng tới Liên minh châu Âu (EU)", bà Sandu viết trên mạng xã hội X.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, đã có một cuộc biểu tình diễn ra ở Transnistria vào ngày 24-1 nhằm kêu gọi Moldova tạo điều kiện trung chuyển khí đốt Nga để chấm dứt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Trước đó, Transnistria đã nhận khí đốt từ Nga thông qua hệ thống đường ống băng qua Ukraine và Moldova, nhưng Kiev đã từ chối gia hạn hợp đồng trung chuyển này vào ngày 1-1, khiến nguồn cung khí đốt Nga tới đây bị cắt đột ngột, buộc Transnistria phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Chính phủ Moldova đã gọi cuộc khủng hoảng khí đốt này là hành động "tống tiền" từ Điện Kremlin và trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Moldova cho biết nước này có các tuyến đường cung cấp khí đốt thay thế, nhưng Nga từ chối chuyển hướng dòng khí đốt cho đến khi khoản nợ ước tính 709 triệu USD được thanh toán, một con số mà Moldova đã bác bỏ.

Phần còn lại của Moldova không bị ảnh hưởng bởi việc Ukraine khóa van khí đốt, do nhập khẩu khí đốt và điện từ Romania.

Với việc Ukraine đã ở trong cuộc xung đột với Nga gần bốn năm qua, Moldova bày tỏ lo ngại rằng xung đột có thể lan sang lãnh thổ mình nếu Nga tìm cách gây bất ổn tại Transnistria.

Trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin AFP ngày 22-1, Thủ tướng Moldova Dorin Recean đã cáo buộc Matxcơva đang cố gắng tạo ra "sự bất ổn" ở Moldova.

Ông khẳng định cuộc khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết khi Nga rút quân khỏi Transnistria - nơi đã có sự hiện diện của quân đội Nga kể từ sau cuộc chiến với Moldova năm 1992.

Cũng trong buổi gặp mặt cùng Tổng thống Moldova Maia Sandu, Tổng thống Ukraine Zelensky đã bày tỏ hy vọng châu Âu và Mỹ sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.

Ông nhấn mạnh Ukraine cần được tham gia vào các cuộc đàm phán để những nỗ lực này thực sự có ý nghĩa.

Ông Zelensky hy vọng châu Âu và Mỹ cùng mình tham gia đàm phán với Nga

Cũng trong buổi gặp mặt cùng Tổng thống Moldova Maia Sandu, Tổng thống Ukraine Zelensky đã bày tỏ hy vọng châu Âu và Mỹ sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.

Ông nhấn mạnh Ukraine cần được tham gia vào các cuộc đàm phán để những nỗ lực này thực sự có ý nghĩa.

"Về cách thức tổ chức các cuộc đàm phán, tôi thật sự hy vọng Ukraine sẽ có mặt cùng Mỹ, châu Âu và Nga", ông Zelensky nói, đồng thời khẳng định chưa có khuôn khổ nào về cuộc đàm phán được thiết lập.

"Tôi thật sự muốn châu Âu tham gia, vì chúng tôi sẽ là thành viên của Liên minh châu Âu", Tổng thống Ukraine cho biết.

Bên cạnh đó, ông Zelensky cũng bày tỏ niềm tin rằng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể kết thúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhưng ông Trump chỉ có thể làm được điều đó nếu có sự tham gia của Ukraine trong các cuộc đàm phán.

"Nếu không thì sẽ không hiệu quả. Vì Nga không muốn kết thúc chiến tranh, trong khi Ukraine muốn chấm dứt nó", ông Zelensky khẳng định.

Dường như cả hai quốc gia đều đang phủ nhận nỗ lực mong muốn kết thúc cuộc xung đột của bên còn lại, khi trước đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết ông không thấy dấu hiệu khách quan nào thể hiện Ukraine hoặc phương Tây sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình.

Moldova: Kế hoạch B của NATO?

TTCT - Trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine chưa có dấu hiệu xuống thang, các diễn biến mới đây tại nước láng giềng Moldova được đặt biệt lưu tâm, thậm chí đã có lo ngại về "mặt trận thứ hai" trong không gian hậu Xô viết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Giáo hoàng Leo XIV gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ Vatican sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Chiều 9-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper.

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Vai trò trung tâm của ASEAN cùng cam kết mạnh mẽ về phát triển bao trùm và bền vững tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt Cộng đồng ASEAN.

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar