23/03/2018 11:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Hai Khải trong lòng dân ấp Chánh

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - “Thương dân dân lập đền thờ”, câu ca xưa một lần nữa được chính người dân chứng thực trong tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Ông Hai Khải trong lòng dân ấp Chánh - Ảnh 1.

Người dân xã Tân Thông Hội (H. Củ Chi) lập bàn thờ dọc đường đón linh cữu nguyên Thủ tướng - Ảnh: TIẾN LONG

Dù ở cương vị nào cố Thủ tướng Phan Văn Khải cũng thể hiện lòng trung thành, gương mẫu, nêu cao phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Nhân cách và con người của cố Thủ tướng Phan Văn Khải được đồng chí quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng

(Trích điếu văn do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - trưởng Ban lễ tang - đọc tại lễ tiễn đưa nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về nơi an nghỉ cuối cùng)

Hàng người mặc áo đen đứng dài bên đường giữa buổi sáng nắng gắt, những chiếc bàn thờ hoa trái nhang đèn nghiêm cẩn đặt trước nhà từ rạng sáng, những mâm tam sên cúng thổ thần đặt ven đường theo tục lệ... và rất nhiều câu chuyện ở trong lòng...

Cậu Hai cũng vậy, rất nghèo

Những cô Ba, cô Tám ở ấp Tiền, , Tân Thông Hội, Củ Chi không hiểu nhiều về những dấu ấn kỹ trị hay những bước chân mạnh mẽ thúc đẩy hội nhập của Thủ tướng .

Với họ, Thủ tướng Phan Văn Khải là "ông Hai". Và "ông Hai" cứ như một ông Bụt của ấp Chánh: đình làng do ông tu sửa, xây dựng, cây cối do ông trồng, đường bêtông, đường nhựa do ông chỉ đạo làm, trường tiểu học cũng do ông thành lập...

Ông Nguyễn Quốc Sinh - một người cháu gọi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là cậu, đã theo gót ông đi cách mạng, cầm súng chiến đấu, nhận được nhiều huân chương chiến công, được phong tặng danh hiệu anh hùng - kể rành rọt:

"Nói tới Củ Chi thì ai cũng đã biết: trước chiến tranh là đất nghèo, trong chiến tranh là đất thép, hết chiến tranh rồi vẫn còn nghèo. Gia đình của cậu Hai nhà chúng tôi cũng vậy, rất nghèo.

Từ gốc rạ mà cậu đi theo cách mạng, rồi được ăn học tới nơi tới chốn, được làm việc, phấn đấu, cống hiến.

Làm tới chức thủ tướng nhưng cậu không quên bà con quê mình nghèo. Đã đi khắp thế giới nhưng không quên đường về ấp Chánh. Bà con thương cậu Hai là vì vậy".

Theo dõi màn hình truyền trực tiếp, ngóng đợi từng phút, bà Nguyễn Thị Thảo thủ thỉ: "Dân tôi biết ông Hai là lãnh đạo cấp cao nhưng thương ông là vì ông sống trong xóm làng thật chan hòa, giao tiếp không tỏ ra tách biệt.

Mỗi năm, ông đều đi xe điện đến từng nhà chúc tết, đám hội đình, đám giỗ họ không bao giờ vắng mặt. Mỗi lần gặp, ông đều hỏi han từng người trong nhà, lúc nào cũng bảo "Ráng lên nha", hỏi thêm có ai gặp khó khăn gì để ông có thể giúp đỡ.

Các chú cận vệ của ông cũng thuộc từng nhà trong ấp này...".

Nói rồi bà quay sang bà Tám đứng bên cạnh: "Tết rồi hội đình thật buồn khi nghe tin ông bệnh nặng. Đám cúng nào cũng chờ cậu Hai sang mới bắt đầu, giờ thì không còn được chờ nữa rồi...".

Ông Hai Khải trong lòng dân ấp Chánh - Ảnh 3.

Người dân rải hoa hai bên đường khi đoàn xe chở linh cữu nguyên Thủ tướng đi qua - Ảnh: THUẬN THẮNG

"Ra đi ở đâu sẽ quay về ở đó"

Mấy hôm nay, lễ tang được truyền hình trực tiếp trên VTV1, nhìn các nguyên thủ quốc gia, đại diện các nước trang trọng viếng, các báo đăng hình ảnh, bài vở tràn ngập, bà con ấp Chánh mới biết rõ hơn tầm vóc ông Hai của mình.

"Vậy ra ông đã làm nhiều việc lớn như thế. Hồi ông làm thủ tướng, chúng tôi theo dõi nhưng không hiểu hết, biết hết" - ông Phan Văn Bé tần ngần.

Vậy ra không chỉ có các con đường ở Tân Thông Hội mà cả đường Xuyên Á, đường cao tốc cũng từ quyết tâm của ông.

Không chỉ các con đường bộ mà cả băng thông Internet nối từng người, từng người với thế giới cũng khởi đi từ quyết định của ông. Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, những chính sách mở, con đường hội nhập cũng đi từ quyết định của ông.

"Tôi là vai cháu. Lần nào gặp, ông cũng bảo đám trẻ: "Ráng học, ráng làm, đừng có chịu nghèo mãi".

Những việc ông đã làm khi giữ chức thủ tướng cũng chỉ nhằm một mục đích đó cho dân thôi chớ đâu" - ông Bé gật đầu tự bằng lòng khi đã ngẫm ra được mối liên hệ giữa ông Hai của ấp Chánh với Thủ tướng Phan Văn Khải.

Đứng dự lễ truy điệu trong sân nhà riêng ông Sáu Khải, cậu bé Nguyễn Thế Sang, lớp 4/6 Trường tiểu học Tân Thông, hồn nhiên khoe khi hình ảnh của nguyên Thủ tướng được phóng tràn màn hình: "Con đã từng được theo ba vào đây chơi hai lần, được gặp ông Hai.

Ông hiền, tốt lắm, cho con ăn bánh, dặn con học giỏi. Trường của con đang học là do ông thành lập, xây dựng, thầy cô giáo con bảo thế".

Đây là lần đầu tiên một thủ tướng được làm lễ an táng ngay trong sân nhà mình. Khu mộ phần đặt trên gò cỏ xanh mát, người vợ hiền nằm đó đợi đã sáu năm.

Ông Hai Khải trong lòng dân ấp Chánh - Ảnh 4.

Ông Lê Bảy (xã Tân Thông Hội) giơ cao di ảnh của ông Sáu Khải, cùng dòng người tiến về khu huyệt mộ để thắp một nén nhang - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Phạm Minh Ngọc, Hội Cựu chiến binh huyện Củ Chi, nhà cũng ở ấp Chánh, kể: "Từ hai chục năm trước, lúc đương chức phó thủ tướng, ông Hai nói với tôi trong một lần về quê ăn giỗ: "Tôi ra đi ở đâu thì sẽ quay về đó".

Ý định của ông là vậy, và ông đã quyết tâm giữ kể cả khi lên đến chức thủ tướng. Y lời, về hưu ông dành phần lớn thời gian ở đây chăm sóc trang trại. Bà mất, ông xây sẵn cả phần chuẩn bị cho mình. Hiểu ông, thương ông là như thế...".

Ở lại đến tận cuối lễ an táng, ông Trần Hữu Phước - người bạn đồng tuổi, người đồng chí thân thiết của ông Sáu Khải - nhắc rằng ông Sáu đã vội ra đi khi công trình lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng do các ông chủ trì biên soạn chưa kịp hoàn thành, ra mắt.

Nhưng với những gì đã để lại trên đất nước này, trong lòng dân này, hẳn ông Sáu Khải của Việt Nam, ông của Tân Thông Hội đã yên lòng.

Hàng ngàn người dân ấp Chánh, ấp Tiền đã lần lượt xếp hàng trước mộ phần để thắp nén tâm nhang.

Từ hôm nay ông Hai sẽ không còn ngồi xe điện đi chơi xóm, không còn ngồi bàn chủ trì ở hội đình, không còn vỗ vai động viên đám trẻ, nhưng những gì ông Hai đã để lại cho họ thì vẫn còn đó.

Hơn 70 năm trước, cậu Hai Khải của ấp Chánh ra đi và trở thành ông Sáu Khải của cuộc cách mạng, của chính trường. Ngày hôm nay, ông Sáu Khải lại trở về làm ông Hai Khải của ấp Chánh. Về mãi mãi...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Trên mạng xã hội tràn lan vé mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc lễ hội Hoa Phượng đỏ, rao bán công khai với giá từ 1 đến 3 triệu đồng/cặp.

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Cơn mưa lớn kéo dài ở Bình Dương đã khiến 30m tường rào công ty bị đổ sập, 4 trụ điện và đèn tín hiệu bị ngã đổ, nhiều nơi ngập sâu. Lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục sự cố.

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar