26/02/2020 12:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nông sản Việt: Quay về để tiến xa hơn

VĂN LỢI  (ĐÀI PT-TH ĐỒNG THÁP)
VĂN LỢI (ĐÀI PT-TH ĐỒNG THÁP)

TTO - Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới về gạo, cà phê, cá tra, tôm… Trái cây Việt cũng xuất đi khắp thế giới. Nhưng làm sao nâng đẳng cấp hàng Việt trong mắt người Việt?

Nông sản Việt: Quay về để tiến xa hơn - Ảnh 1.

Khách hàng mua trái cây Việt Nam đạt chuẩn xuất khẩu đi Mỹ tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đa số người Việt vẫn đang phải tiêu dùng nông sản không nhãn mác và thiếu an toàn. Và những bước chuyển mới ở kênh phân phối bán lẻ đang dần nâng "đẳng cấp" hàng Việt trong mắt người Việt.

“Nông sản Việt xuất đi khắp nơi nhưng ngay tại thị trường nội địa, có loại nông sản Việt nào có thể cạnh tranh sòng phẳng với nông sản ngoại nếu được bán cùng giá?

"Tự bắn vào chân mình"

Nhớ lại thời Việt Nam bắt đầu xuất khẩu tôm, nồi tôm kho tàu ở nông thôn ĐBSCL biến mất. Trẻ em thèm quá cũng chỉ có thể được ăn đầu tôm bởi tôm nguyên con mắc quá. Nhưng đó là lúc cả nước còn nghèo, phải ưu tiên thứ tốt nhất cho xuất khẩu lấy ngoại tệ để đổi máy móc, xăng dầu. Còn bây giờ, phần lớn người Việt đã không còn phải nhịn miệng đãi khách như trước nữa.

Bằng chứng là trong năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 40 tỉ USD, nhập khẩu nông sản của Việt Nam cũng đạt hơn 30 tỉ USD. Riêng với nhóm hàng rau củ quả, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỉ USD thì trị giá nhập khẩu cũng đã bằng một nửa với hơn 1,75 tỉ USD. 

Những con số này nói lên rằng người Việt bây giờ đã đủ điều kiện để chi cho những bữa ăn ngon và sạch theo chuẩn hàng nhập khẩu. Nên, nếu sản xuất trong nước bỏ qua thị trường nội địa 100 triệu dân thì đúng như Thủ tướng nói, đó là thiếu trách nhiệm với dân.

Sản xuất trong thời hội nhập mà bỏ qua thị trường nội địa là coi như "tự bắn vào chân mình". Năm 2019, Việt Nam đón tới 18 triệu khách du lịch quốc tế, hầu hết đến từ các quốc gia có nhập khẩu nông sản Việt Nam. Thử hỏi, du khách nghĩ gì khi họ tìm hiểu và biết rằng không nhiều người dân Việt hiểu hết giá trị con cá tra? Nếu du khách hỏi thăm người Việt Nam ăn gạo gì, họ sẽ nhận được câu trả lời là người Việt thích ăn gạo Nhật, Thái Lan hay Campuchia... Khi trở về nước, họ sẽ nghĩ gì?

Người Nhật xuất khẩu ôtô đi khắp thế giới, bởi vì ôtô sản xuất bán trong nước rất tốt, dân Nhật ai ai cũng xài. Rượu vang Pháp nổi tiếng là nhờ người Pháp ai ai cũng thích uống rượu vang do xứ mình làm ra. 

Thử hỏi, khi nông sản Việt còn chưa gầy dựng được lòng tin ở ngay chính người Việt, thì làm sao chinh phục được người tiêu dùng nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng ở những thị trường khó tính? 

Thương hiệu nghĩ dân dã như là cái "hiệu" người ta "thương". Người trong nước còn chưa "thương" được, làm sao cho người nước ngoài thương? Và nông sản Việt xuất khẩu đi khắp thế giới nhưng với giá cả ở mức thấp nhất nhì thế giới.

Chinh phục thị trường nội địa

Điều đáng vui mừng là những năm gần đây, vượt qua những khó khăn như nêu trên, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu quay lại chinh phục thị trường nội địa. Tại Đồng Tháp, từ nhiều năm trước, hai thương hiệu khá nổi tiếng là bánh phồng tôm Sa Giang và bột gạo lứt Bích Chi, sau thời gian dài chỉ tập trung cho xuất khẩu đã bắt đầu quay trở lại thị trường nội địa.

Gần đây, những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam đã bắt đầu sản xuất các loại gạo túi cho thị trường trong nước. Hay như mới đây, tại Cần Thơ và TP.HCM, các doanh nghiệp cá tra trong nước cũng đã tổ chức nhiều mini cooking show giới thiệu các món ăn hấp dẫn chế biến từ cá tra cho người tiêu dùng Việt.

Ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp phân phối hàng hóa nông thủy sản Việt chất lượng cao ra đời hướng đến thị trường nội địa. Hàng hóa được đầu tư chất lượng xuất khẩu, chế biến công nghệ mới, trưng bày trang trọng, bắt mắt tại hệ thống cửa hàng bán lẻ ở đô thị cùng các kênh quảng bá sản phẩm rộng khắp cả nước. Nhờ vậy, hạt tiêu, hạt cà phê, nhiều loại đặc sản, trái cây Việt... được nâng tầm, chinh phục người tiêu dùng "khó tính" nhất và được khách nước ngoài đặt mua.

Có thể thấy những quyết tâm chinh phục thị trường nội địa của các doanh nghiệp bán lẻ, chính họ đồng hành với nhà nông nâng chất lượng và uy tín của hàng Việt ngay trong lòng người Việt. 

Để từ đó, chúng ta cùng hi vọng vào tương lai có những vùng trồng trái cây rộng lớn được canh tác tốt hơn, đảm bảo chuẩn an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế và hàng Việt chất lượng cao sẽ bán rộng khắp với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Đó là cách hàng Việt chinh phục người dùng nội địa và nâng đẳng cấp hàng hóa "made in Việt Nam", người Việt sẽ tự hào chọn hàng Việt. Chinh phục thị trường 100 triệu dân trong nước cũng chính là lời giải cho bài toán xây dựng thương hiệu, giúp nông sản Việt đi xa hơn trên trường quốc tế.

3 cái khó

Nói đi thì cũng phải nói lại. Sở dĩ có chuyện nông sản Việt bỏ rơi thị trường nội địa, ngoài lý do khách quan là chính sách nhà nước và cả tâm lý doanh nghiệp ưu tiên cho xuất khẩu ra, còn có việc doanh nghiệp bán sản phẩm ra nước ngoài dễ hơn với các kênh phân phối lớn tổ chức rất bài bản. Doanh nghiệp Việt chỉ cần mang hàng hóa qua bên đó, cung cấp cho một đầu mối, vậy là xong.

Còn ở trong nước, kênh phân phối chính là chợ truyền thống, trăm người bán vạn người mua, các đầu mối phân phối lớn còn rất ít. Chính vì vậy, muốn bán hàng ở trong nước, doanh nghiệp phải tổ chức mạng lưới phân phối rất cực.

Chưa kể hệ thống đường sá, logistics trong nước còn hạn chế dẫn đến chi phí cao, doanh nghiệp rất khó xoay xở. Trên thực tế hiện nay, hầu hết nông sản Việt vẫn còn chịu cảnh tiêu thụ theo lối tự sản tự tiêu, ế đồng đắt chợ cũng là do những hạn chế này.

Cái khó cuối cùng, mà cũng là cơ bản nhất, đó là hầu hết nông sản Việt đang được sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình với lối canh tác thủ công, truyền thống. Nông sản làm ra có chất lượng, quy cách không đồng nhất. Thường thì hàng loại 1, loại 2 không nhiều và sẽ được doanh nghiệp gom mua xuất khẩu, các hạng thấp hơn thì thương lái mang đi tiêu thụ nội địa. Đặt câu hỏi nếu ưu tiên hàng loại 1, loại 2 cho thị trường nội địa, chất lượng hàng hóa phải nâng lên theo chuẩn cao hơn.

VÕ BÌNH MINH

Cần 'nhạc trưởng' điều phối nông sản

TTO - Dưa hấu ế, thanh long rớt giá vì dịch bệnh Covid-19 lại một lần nữa cho thấy quản lý nông sản Việt Nam vẫn chưa có thay đổi cơ bản so với cách đây hàng chục năm.

VĂN LỢI (ĐÀI PT-TH ĐỒNG THÁP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Sau khi Tuổi Trẻ Online đưa thông tin vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học các trường công lập tại Quảng Bình phải nộp 2 lần thuế, ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, đã chỉ đạo xác minh.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Dù được cơ quan quản lý đất đai thông báo tài sản phong tỏa là của người khác, nhưng tòa huyện Trà Ôn, Vĩnh Long vẫn nói 'quyết định có hiệu lực thi hành ngay’.

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar