03/02/2022 09:55 GMT+7

Nỗi ấm ức vì 'chi phí khác' khiến đường về quê đắt đỏ và xa ngái

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Khi 4 người ở Cục Lãnh sự bị bắt giam, thế là lại thêm một điểm đen nữa 'lộ sáng' (sau vụ kit xét nghiệm Việt Á). Đã có những 'chi phí khác' trên hành trình về nhà của người xa quê, khiến đường về bị tăng giá và dài thêm ra.

Nỗi ấm ức vì chi phí khác khiến đường về quê đắt đỏ và xa ngái - Ảnh 1.

Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra thủ tục với hành khách nhập cảnh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tháng 11-2021, chị L.P.V. ở Ba Đình, Hà Nội có chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ thăm con cháu trong 2 tuần. Vì dịch COVID-19, đã gần 2 năm gia đình họ chưa có dịp gặp mặt.

Chiều đi, chị bay đến Thổ Nhĩ Kỳ từ Hà Nội, qua chặng nghỉ ở Malaysia, chi phí hết 14 triệu đồng. Chặng về, chị đã làm việc với nhiều công ty du lịch và cuối cùng chọn công ty cung cấp vé máy bay, 2 lần test COVID-19, 2 tuần cách ly tại khách sạn tầm trung tại Hà Nội có kèm theo suất ăn với tổng chi phí 70 triệu đồng.

"Có những công ty còn báo giá 90 triệu hoặc hơn, chi phí cách ly, vé máy bay, xét nghiệm về Việt Nam trong năm 2021 và trong dịch COVID-19 quả là khủng khiếp, gấp nhiều lần chi phí chiều đi.

Khi đến sân bay nối chuyến về Việt Nam, tôi gặp rất nhiều người đi lao động xuất khẩu, có người cho biết chi phí về và cách ly bằng 6 tháng tiền lương của họ, nhiều người rất khó khăn, quần áo cũ mèm nhưng vẫn phải chi vì ở lại thì không có việc làm" - chị V. kể.

800 chuyến bay và 200.000 công dân

Trong một group có 29.000 thành viên khá nổi tiếng trên mạng xã hội "Tự về Việt Nam qua đường Campuchia", đến thời điểm hiện nay vẫn đang bàn bạc khá sôi nổi, nhiều thành viên đã kể về đoạn đường rất khó khăn vất vả về quê trước Tết Nguyên đán.

Phần lớn trong số họ về từ Canada, Anh, Đức, Mỹ và nhiều quốc gia khác, đã đặt vé máy bay thương mại nối chuyến về Campuchia, sau đó đi đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) hoặc cửa khẩu thuộc tỉnh Kiên Giang, rồi cách ly tại Kiên Giang hoặc Tây Ninh trước khi về được quê nhà.

Có người cho biết đã xa quê lâu ngày, trong khi thủ tục, vé... lại không rành nhưng mong về quê nên liều mua, có người bị lừa mất tiền hoặc đường đi lòng vòng rất khó khăn.

Chính vì thế thông tin cơ quan công an bắt 4 lãnh đạo cấp cục và phòng thuộc Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ngay trước Tết Nguyên đán để điều tra tội nhận hối lộ liên quan đến các chuyến bay giải cứu công dân đã gây xôn xao dư luận.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến đầu tháng 12-2021, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay "giải cứu", đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

Tuy nhiên thời gian vừa qua có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay đưa công dân về nước cao hơn so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.

"Chi phí khác" ở đây là những chi phí gì, đây là điều các cơ quan chức năng rất cần làm rõ.

Khách sạn cũng đội giá lên trời

Nhưng điều mà nhiều người hoặc gia đình có người thân về nước trong 2 năm qua nhận thấy là thủ tục rất khó khăn, nhiêu khê, không rõ ràng, không thể tra cứu, tìm kiếm một cách minh bạch mà hoàn toàn phải dựa vào "may rủi" hoặc mối quan hệ thân quen mới có chỗ trên các chuyến bay này.

Trong khi đó, giá vé và phí cách ly đều rất cao, phí khách sạn cao gấp nhiều lần thông thường, giá vé cũng cao hơn. Có cả những điều tiếng băn khoăn vì sao một số khách sạn lại được chọn vào danh sách nhận khách cách ly, một số khác thì không.

Chị V. cho hay phần lớn hành khách người Việt Nam đi cùng chuyến bay với chị được đưa về cùng địa điểm cách ly nhưng không được chọn khách sạn, trong khi hành khách nước ngoài lại được chọn.

Giá phòng khách sạn này bình thường 800.000 đồng/phòng mỗi ngày đêm, nhưng khách cách ly phải trả khoảng 3 triệu/ngày đêm bao gồm 3 bữa ăn, tính chung là cao hơn bình thường rất nhiều.

Nhiều gia đình cho biết con cái, người thân đi học hoặc đi làm ở nước ngoài đã không thể về nhà trong 2 năm qua, đặc biệt từ tháng 3-2020 khi dịch COVID-19 bùng phát.

Nhiều người lớn tuổi đi thăm thân ở nước ngoài cũng bị mắc kẹt, khó khăn đủ bề, mong muốn giản đơn chỉ là được về nhà mà quá khó khăn.

Và khi 4 người ở Cục Lãnh sự bị bắt giam, lại thêm một điểm đen nữa "lộ sáng" (sau vụ kit xét nghiệm Việt Á), có "chi phí khác" trên hành trình về nhà của họ, khiến đường về bị tăng giá và dài thêm ra.

Trong khi nếu thông tin minh bạch, có tiêu chuẩn rõ ràng thì đường có dài hoặc có bị kẹt thêm, người dân cũng đỡ ấm ức.

Từ cuối tháng 1 vừa qua, người Việt Nam từ nước ngoài về đã được gỡ bỏ nhiều thủ tục, có thể chọn mua các đường bay thương mại với giá hợp lý hơn, nhập cảnh không cần test nhanh và thời gian cách ly tại nhà từ 1-1-2022 chỉ còn 3 ngày, ngắn hơn nhiều so với trước...

Người xa quê sẽ được về nhà nhiều hơn, người thân thuộc sẽ được gặp lại nhau.

Chỉ có nỗi ấm ức khi phải chia xa vì dịch, vì những điều không nên có, thì vẫn còn.

Từ Việt Nam đi Thổ Nhĩ Kỳ 14 triệu đồng, khi về tổng chi phí lên tới 70 triệu

TTO - Giá vé máy bay từ Việt Nam đi Thổ Nhĩ Kỳ chỉ khoảng 600 USD (khoảng 14 triệu đồng), nhưng chuyến về chi phí vé, cách ly khách sạn kèm theo 2 lần xét nghiệm lên tới 70 triệu đồng, thậm chí có công ty báo 90 triệu, đường về quê quả là đắt đỏ.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar