07/10/2016 13:14 GMT+7

Nobel và tầm cỡ của một quốc gia

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Thêm một giải Nobel cho Nhật Bản ở “mùa Nobel 2016” và là một giải Nobel về y học, nâng tổng số giải Nobel mà đất nước châu Á này đang làm chủ lên đến con số 25!

Nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi - chủ nhân giải Nobel y học 2016 - Ảnh: REUTERS

Làm thế nào mà một quốc gia đất hẹp người đông, thiên nhiên đã không ưu đãi lại còn “hành” bằng nạn động đất triền miên vào hàng bậc nhất thế giới có thể trở thành một siêu cường tri thức như thế?

Nhất là khi trong số 25 giải Nobel đó có đến 11 giải vật lý, 7 giải hóa học, 4 y sinh học, 2 văn học và 1 cho nỗ lực hòa bình. Đáng kể là riêng từ đầu thế kỷ 21 này, số giải Nobel trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của Nhật chỉ ít hơn của... Mỹ mà thôi!

Tất nhiên sâu xa mà nói, đó là kết quả của sự mở cửa, chấm dứt thế “bế quan tỏa cảng” của thời Minh Trị để cách tân xã hội và du nhập khoa học kỹ thuật.

Một chính sách được tiếp nối bởi các chính phủ liên tiếp qua những xu hướng khác nhau.

Kết quả “sờ” thấy được của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở Nhật là cặp tàu sân bay đầu tiên Hosho và Kaga cùng hạ thủy năm 1921.

Nếu chiếc thứ nhất chỉ chở được 15 máy bay thì chiếc thứ hai thật sự là một cỗ máy chiến đấu, có thể chở tới 90 máy bay.

Tàu sân bay là “lá bài tẩy” của hải quân Thiên hoàng trong việc thực hiện kế hoạch xâm chiếm Đông Á, dưới chiêu bài người châu Á cùng chia sẻ phồn vinh mang tên Đại Đông Á.

Ngay từ những năm 1930, tàu sân bay Nhật đã bắn phá, chiếm Thượng Hải, trước khi vươn đến tận Trân Châu cảng đánh phủ đầu hải quân Mỹ vào tháng 12-1941...

Đầu hàng khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật quay qua xu hướng phát triển hiền hòa, tập trung mọi nỗ lực cho tái thiết và sớm trở thành siêu cường kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Ngay từ năm 1949, người Nhật đã giành giải Nobel vật lý (hạt nhân)!

25 giải Nobel chỉ trong vòng 67 năm, tức mỗi 2 năm 7 tháng lại thêm một giải, quả là một dấu ấn chói lọi của một lực lượng nguyên khí quốc gia vào hàng thượng thừa! Nhờ những gì?

Thiết tưởng không cần khen phò mã tốt áo, nếu có khen là khen chí bền đỗ của một dân tộc đã đứng lên được từ tro tàn và nỗi nhục chiếm đóng, không “tại, bị, bởi...”!

Có một câu hỏi đặt ra: chừng đó giải Nobel có đem lại lợi lộc gì cho dân Nhật?

Có lẽ tuổi thọ kỳ vọng người Nhật hiện đang xếp hạng 3 thế giới (85 tuổi) là một thí dụ cho tác động tổng hợp của tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng chính sách kinh tế - xã hội.

Để tiện so sánh: Mỹ hạng 42 (79,8 tuổi), Trung Quốc hạng 101 (75,5 tuổi) (nguồn: The world fact book).

Cũng thế, 2 giải Nobel văn học của Nhật đã được chào đón cả bởi người dân lẫn Chính phủ Nhật phản ánh một sự hài hòa xã hội, chứ không bị “nguyền rủa” như ở nơi khác!

Đẳng cấp của một quốc gia có thể là như thế.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Trong bối cảnh thủ tướng bị đình chỉ chức vụ, nền kinh tế Thái Lan đang như “con tàu trôi dạt” giữa khủng hoảng chồng chất.

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Ông Hun Sen tung loạt cáo buộc "động trời" nhằm vào gia tộc Shinawatra, có thể khiến vị thế chính trị của họ lung lay.

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran

Thế giới liên tục bị "xoay như chong chóng" trước những tuyên bố trái ngược nhau về thiệt hại ngành hạt nhân Iran hứng chịu vừa qua.

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar