28/04/2025 21:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những huyền thoại xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập kể khoảnh khắc lịch sử với học sinh

Cả sân trường với hàng ngàn học sinh say sưa, háo hức nghe những người lính giải phóng quân năm xưa của kíp xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 kể về khoảnh khắc lịch sử huyền thoại ấy.

Những huyền thoại xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập kể khoảnh khắc lịch sử với học sinh - Ảnh 1.

Những người lính năm 1975 tại buổi giao lưu, trong đó có 3 người lính xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 - Ảnh: MỸ DUNG

Đó là một trong những khoảnh khắc ấn tượng của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong lễ kỷ niệm "50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1975 - 30-4-2025" do trường này tổ chức, ngày 28-4.

Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm này có sự góp mặt của những người lính từng làm nên chiến công húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, tạo điều kiện cho bộ đội ta bắt tổng thống chính quyền Sài Gòn lúc đó là ông Dương Văn Minh và cắm cờ chiến thắng lên dinh Độc Lập. Đó là trung úy Ngô Sỹ Nguyên - pháo thủ xe tăng 390, đại úy Vũ Đăng Toàn - nguyên chính trị viên xe tăng 390, ông Nguyễn Văn Tập - nguyên trưởng máy xe tăng 390. 

Bên cạnh đó, lễ kỷ niệm còn có sự góp mặt của đại tá, bác sĩ Nguyễn Hồng Minh - nguyên sĩ quan Tiểu đoàn B18 và đại tá Phạm Ngọc Khoa - nguyên chỉ huy cấp hộ chiếu TP.HCM - những người lính từng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975.

Những điều chưa biết về khoảnh khắc lịch sử tại dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

Chia sẻ với các em học sinh, ông Nguyễn Văn Tập cho biết ký ức ngày 30-4 năm ấy vẫn còn nguyên vẹn, cảm xúc ngày nào vẫn dâng trào trong trái tim người lính giải phóng quân ấy.

"Chúng tôi tiến về trước cổng dinh Độc Lập. Máy nổ của xe tăng ầm lên, húc tung cổng, tạo điều kiện cho bộ đội ta lên bắt Dương Văn Minh và cắm cờ chiến thắng. Những cảm xúc này là ký ức không thể nào quên. Xúc động vô cùng, vinh quang vô cùng", người lính lái xe tăng 390 xúc động kể.

DINH ĐỘC LẬP - Ảnh 2.

Học sinh thích thú chụp hình với các "idol" lịch sử - Ảnh: MỸ DUNG

Nhưng để húc đổ cổng dinh Độc Lập, những người lính ở kíp xe tăng 390 đã cùng nhau chiến đấu rất ăn ý. "Đồng chí Toàn hạ lệnh phải húc đổ cổng. Lúc đó đồng chí Tập trong đầu nghĩ là phải tăng hết vận tốc của xe tăng mới húc đổ cổng được".

Những người lính có mặt ở đây cũng tiết lộ rằng trong khoảnh khắc đó, họ cũng cân nhắc đến việc có cho "dinh Độc Lập ăn một quả đạn hay không?" nhưng sau đó cả chính trị viên, pháo thủ và lái xe đều cho rằng điều này là không cần thiết. Đó chính là lý do dinh Độc Lập ngày nay vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn ngày nào.

Học sinh phấn khởi, tự hào khi được gặp các nhân vật lịch sử ngoài đời

Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, trung úy Ngô Sỹ Nguyên cho biết những ngày đó, ông còn là thanh niên. Cũng như những thanh niên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ngày đó, ông nhập ngũ, viết đơn tình nguyện vào miền Nam cứu nước với tấm lòng hừng hực khí thế, đúng như câu thơ của Tố Hữu "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Và người pháo thủ xe tăng 390 năm đó đến bây giờ vẫn thấy rằng dù là trên chiến trường, để chiến thắng, con người mới là quyết định. "Vũ khí quan trọng, nhưng con người mới quyết định" - người lính đã đi vào lịch sử đó nhắn nhủ với các em học sinh.

DINH ĐỘC LẬP - Ảnh 3.

Các em học sinh reo hò vui sướng khi được các nhân vật lịch sử kể lại những chi tiết trong khoảnh khắc lịch sử huyền thoại ngày 30-4-1975 - Ảnh: MỸ DUNG

Được gặp những nhân vật lịch sử bước ra từ trang sách, từ phim ảnh, từ truyền hình, từ báo chí bằng xương bằng thịt, các em học sinh tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong rất vui mừng xen lẫn niềm xúc động.

Khi những người lính năm ấy chia sẻ, các em reo hò, cổ vũ, lắng nghe từng lời, từng chữ. Khi kết thúc buổi lễ kỷ niệm, các em nhanh chóng đến bên những người lính đáng tuổi ông của các em để xin chụp hình, xin chữ ký, để xin nói với họ vài câu về những trận chiến năm xưa với những khuôn mặt phấn khởi, tự hào, vui sướng.

DINH ĐỘC LẬP - Ảnh 4.

Học sinh vui mừng chụp hình với các "idol" lịch sử - Ảnh: MỸ DUNG

"Em thật xúc động khi được gặp và nghe những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt, gần gũi và thân thương, những người lính đã chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do, vì hòa bình và thống nhất đất nước kể về chiến thắng lịch sử này. 

Những chia sẻ của các bác đã cho em biết thêm nhiều điều mà trong sách giáo khoa chưa được ghi, và em thấy may mắn khi được ở đây. 

Em tự hào là người Việt Nam và em sẽ phấn đấu học hành dựng xây đất nước, tạc ghi những cống hiến hy sinh của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc", Yến Nhi - học sinh lớp 10 CV1 - xúc động chia sẻ.

Học sinh trải nghiệm đọc bản tin chiến thắng lịch sử 30-4-1975

Đây là một trong những hoạt động của ngày hội 'Từ Mậu Thân đến mùa xuân đại thắng', do Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM tổ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar