07/07/2019 13:44 GMT+7

Những giọt nước mắt đoàn tụ

QUỐC VIỆT
QUỐC VIỆT

TTO - Nhìn hình ảnh chị Nguyễn Kim Hon, người phụ nữ ở Bạc Liêu lạc xa quê hương 22 năm, khóc nức nở trong vòng tay người thân, khó ai có thể kìm được nước mắt. Gương mặt chị tiều tụy, những lời Việt lắp bắp, nghẹn ngào làm buốt xé lòng người!

Đến giờ, việc chị Hon lưu lạc qua Trung Quốc thế nào, hơn 22 năm sống ra sao ở xứ người vẫn còn là câu chuyện dài tiếp tục được làm rõ...

Nhưng thực tế những cảnh đời phụ nữ ly hương đau khổ như thế này không hiếm, thậm chí đã, đang và sẽ tiếp tục còn diễn ra.

Trên các nẻo đường nghề nghiệp, hơn 20 năm qua tôi không thể nhớ nổi mình đã gặp bao nhiêu cô gái Việt phải đẫm nước mắt lìa xa gia đình, xứ sở như thế. Nhiều cô bị lừa qua Trung Quốc "bán hàng, lương cao", mà thực chất là bị đẩy thẳng vào động mại dâm. Nhiều cô mang tiếng lấy chồng, nhưng chẳng khác gì bị bán để cha mẹ nghèo khổ ở quê có được chút tiền và le lói chút hi vọng "tương lai con mình" sẽ khá hơn.

Những ngày đi làm phóng sự thực tế ở đất Trung Quốc, tôi đã trực tiếp nhìn thấy và phải nghe những câu chuyện buồn của các cô gái đồng bào mình, mà tận đáy lòng tôi không muốn kể hay không nỡ kể lại. Bị lừa dối về một tương lai đổi đời không bao giờ có thật, bị đày đọa ở những nơi chẳng khác gì địa ngục trần gian, các cô đã khóc tâm sự: "Em chỉ muốn được về quê nhà, dù có chết em cũng muốn xương cốt được chôn cất ở quê nhà".

Báo chí đã phản ánh không ít về thực trạng đau lòng này. Nhiều hội nghị, hội thảo cũng được tổ chức để lên tiếng cảnh báo tình trạng lừa đảo, buôn bán phụ nữ ra nước ngoài, mà đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đủ hiệu quả, vẫn chưa tác động sâu rộng đến người dân để có thể thay đổi được tình hình.

Luật sư Tạ Ngọc Vân - người từng giúp giải thoát, hồi hương gần 500 cô gái Việt ở Trung Quốc - đã ngậm ngùi thừa nhận "cuộc chiến" này quá khó khăn và vẫn chưa thể biết đâu là hồi kết. Có trường hợp anh đưa cô gái về nước với trọng bệnh trong người, mà phải đẫm nước mắt cùng cô. Cái "vòi bạch tuộc đen đúa" buôn người, hại người hoành hành khắp nơi, len lỏi đến tận làng quê của các thôn nữ hiền lành, chất phác, nghèo khổ.

Bản thân các cô gái và gia đình họ cần có đủ thông tin để nhận biết bao cạm bẫy đang chờ mình hay con em mình ở xứ người. Đặc biệt, hệ thống chính quyền, đoàn thể được cấu trúc đến tận cấp cơ sở cần sát sao và có trách nhiệm hơn nữa trước thực trạng đau lòng này.

Trong tiếng than khóc đớn đau của các cô gái lưu lạc có trách nhiệm của nhiều người. Cần hành động và hành động mạnh mẽ hơn nữa, để không phải xé buốt lòng với những cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt!

TTO - Đó là hành trình 22 năm lưu lạc thấm đẫm nước mắt của chị Hon. Từ Bạc Liêu đến Cần Thơ rồi qua Phúc Kiến, Nam Ninh, Bằng Tường (Trung Quốc). Từ đi tìm việc làm trở thành vợ của người lạ mặt, rồi bỏ trốn đi rửa chén, bưng cơm thuê, bán quần áo..

QUỐC VIỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar