05/06/2022 10:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những chiếc ghế trong thành phố 'hậu COVID-19'

TTO - Ở khu khám 2 của Bệnh viện Mắt, tôi khựng lại mấy mươi giây khi nhận ra khu chờ khám vẫn còn những chiếc ghế giãn cách gạch chéo màu xanh trên ghế.

Những chiếc ghế trong thành phố hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Những chiếc ghế của một thời cách ly tại bệnh viện, người với người cách xa để bảo vệ sức khỏe của nhau trong mùa dịch - Ảnh: DUYÊN PHAN

1. Bệnh nhân đã trở lại bệnh viện quá đông, nhưng bệnh viện vẫn còn để những vạch xanh ở lại. Chỉ không còn dòng lệnh "không ngồi vào ghế này", cũng không còn ai "theo dõi" xem bệnh nhân ngồi có đúng hay chưa. 

Bệnh nhân đã được ngồi thoải mái, tôi cũng tự cho phép mình được ngồi vào một chiếc ghế gạch xanh, một chút cảm giác bồi hồi của "tự do trở lại".

Những chiếc ghế xanh chỉ nằm đó như một "vật chứng" của năm tháng "cách ly nhau" - năm tháng buồn bã cũng chưa quá xa nhưng may sao đang dần xa lạ với hiện tại. Không biết những chiếc ghế hôm nay đang nghĩ gì. 

Đời ghế đi qua đại dịch cũng có cả thăng trầm, có lúc ghế cũng không được làm ghế, không phải muốn là được. 

Con người trong cơn bàng hoàng COVID-19 cũng vậy, sẽ nhận ra không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sống theo ý mình, theo đúng những kế hoạch mà được; chúng ta có thể khác đi trong những biến cố, và có dịp tiếc nhớ những đẹp đẽ dù nhỏ nhoi ta từng trải trong đời...

2. Ở phòng công chứng số 6 của quận Bình Thạnh, những chiếc ghế cho người chờ đã không còn dấu tích nào của "quãng đời giãn cách". Người với người đã được "cho phép" ngồi cạnh nhau. 

Chỉ gần một năm trước thôi, bác bảo vệ đứng từ sáng sớm trên bậc thềm hướng dẫn từng người dân nghiêm túc xịt khuẩn hai tay, đưa màn hình điện thoại thẳng vào ống kính để "quét" dữ liệu vắc xin cho chuẩn, ngồi cách nhau... vừa làm đúng việc được giao bác vừa mong mọi người "ráng nha, thông cảm nha". 

Người thành phố giữ gìn bản thân hơn, vì người khác hơn trong những ngày cộng đồng giành giật sự sống. Nhiều đau đớn, tiếc nuối không thể ngờ nhưng lòng thương yêu con người cũng nảy sinh không ngờ trong dông gió.

Tôi hôm nay đã ngồi khá lâu trên hàng ghế trong phòng công chứng số 6 dù đã xong việc rồi, không hiểu sao mình lại vậy. Chỉ để nhìn mọi người một chút, những bước chân đi qua đi lại, giọng người sôi nổi, những trao đổi không còn quá dè chừng lây bệnh cho nhau, thấy bình yên là thứ gì đó thực ra bình thường quá đỗi...

3. Thành phố không còn ca tử vong / Đi trên cỏ đất ấm lên từ lòng.

Những ngày thành phố quyết định ngừng phong tỏa, "sống cùng" COVID-19 để chiến thắng bệnh tật từ trong lòng COVID-19, tôi với bạn mình đã rủ nhau về quận 7 để đi chân trần trên những bãi cỏ nằm cạnh những khu đô thị sáng đèn. 

Đi và lắng nghe niềm xúc động gì đó không thể gọi rõ tên trong tế bào của mình. Cảm xúc của người đã nỗ lực, đã còn lại, sống sót, trăng trên đầu và đất dưới chân. Bàn chân không giày chạm đất lạ thay không đau và giấc ngủ dường như êm đềm hơn nhiều đêm trước. Nỗi lo đã bao trùm lên thành phố mến thương bao lâu rồi, giờ đã dần tan. 

Thành phố của buôn bán, tính tiền, giao hàng, không ai ngờ có lúc lấy số người còn, người mất làm niềm hy vọng mỗi ngày của mình, hôm nay đã dần không còn hồi hộp sáng chiều chờ số liệu tử vong làm trái tim muốn không thở nổi...

Hồi sinh thiệt rồi. Nhiều tuần không còn người chết vì COVID-19. Người lao động trở về, giá cả lên lên xuống xuống, chứng khoán xanh đỏ xuống lên cũng bóp nghẹt tim người... Không ở đâu hiện tại lại mạnh mẽ tưởng có thể "xóa" cả ngày hôm qua như ở thành phố này. 

Nhưng thành phố giờ đây đã khác, với quá nhiều nhân chứng vật chứng sau một cuộc chia lìa. Những chiếc ghế cũng làm chúng ta nhớ ngày ngồi xa nhau, nhớ bình oxy, kháng sinh, đông máu, nhớ hơn 23.000 người ta thương đã tan vào vũ trụ... là những kỷ niệm không bao giờ vô nghĩa. 

Chúng quyện lại làm sinh khí, chúng còn để lại những bài học, chúng giúp nhiều người chúng ta mưu sinh toan tính thành công hay thất bại cũng sẽ trong tâm thế của những người từng biết rõ đắng cay, sống sao cho xứng đáng, lương thiện, không phải để xứng đáng với ai mà chính là ý nghĩa với sự tồn tại thiêng liêng của chính bản thân mình.

Tôi tự hỏi sao những hàng ghế nằm im đâu đó vẫn làm cho mình nghèn nghẹn khi nhớ lại. Có lẽ vì tôi và hàng triệu người dân thành phố vẫn chưa thể nào quên... ngày hôm qua.

Tháng 6-2022

Khám sàng lọc hậu COVID-19 cho người dân, thanh niên thủ đô

TTO - Triển khai từ tháng 6 đến tháng 8, chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 của tuổi trẻ thủ đô tập trung các hoạt động chăm lo, khám sàng lọc bệnh lý hậu COVID-19 cho nhân dân thủ đô và các tỉnh, thành khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar