06/05/2015 11:02 GMT+7

​Những cái chết từ trên trời rơi xuống

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TT - Mỗi ngày, bao nhiêu xáng cạp, cần cẩu, giàn giáo đang chờn vờn trên đầu người dân? Tiếng nói nào sẽ lay động mạnh mẽ hơn cái chết oan ức, tức tưởi của ba mẹ con chị Vân?

Tai nạn lao động bất ngờ đã xảy ra tại thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) làm ba người chết tại chỗ

7g30 sáng, bắt đầu một ngày làm việc, giờ cao điểm đến trường, đến công sở, bất ngờ một chiếc cần cẩu đổ xuống đường. Người mẹ trẻ cùng hai con trai bé bỏng đang trên đường đến trường mẫu giáo bất ngờ bị đè chết.

Những niềm vui háo hức con trẻ, ước mơ chắt chiu từng ngày của mẹ tắt lịm. Những người nghe, đọc tin cũng lịm người.

Ấy thế mà đó lại chẳng phải là tai nạn thương tâm hi hữu, đó là một trong những “tai họa từ trên trời rơi xuống” đã xảy ra nhiều lần, nhiều nơi trên cả nước. Đường phố đông đúc với đủ loại xe khiến có người đã bị ôtô tông chết khi đang chờ đèn đỏ, thậm chí đang ngồi trong nhà mình.

Những công trường xây dựng ngổn ngang khắp nơi, trong khu dân cư, ngoài đường phố khiến có người, xe đang chạy lại bị giàn giáo sập xuống, vùi lấp. Những công trình công cộng kém chất lượng khiến có người lọt xuống cống, bị nước mưa cuốn trôi ngay trên đường phố...

Sự bất an luôn rình rập khiến có bạn đọc bình luận: “Ra đường như ra trận”. Bước ra khỏi nhà, thay cho câu khuyến khích “vui vẻ nhé” kèm lời chào thì mọi người lại thường dặn nhau “cẩn thận đấy”.

Ai sẽ cẩn thận hơn một bà mẹ đang chở con ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo? Thế mà tai nạn thương tâm vẫn cứ xảy ra. Người ta chỉ còn biết nhắm mắt mà cầu nguyện. Lời cầu nguyện nào sẽ bảo vệ được những người khác, sẽ đảm bảo được rằng tai họa không lặp lại, không còn ai phải làm nạn nhân oan ức tiếp theo?

Những cái chết vô lý mà nhiều người đổ cho số trời, nhưng ngẫm lại đều do con người. Sau một tai nạn là rà soát trách nhiệm. Khi nào cũng có những công đoạn tắc trách được phát hiện, những hình thức xử lý từ nhẹ đến nặng, từ hành chính đến hình sự, lại cũng có lúc nhiều bộ phận đổ lỗi cho nhau rồi trôi vào quên lãng.

Và sau đó sẽ lại là những tai nạn khác xảy ra, những cuộc đời khác bị cướp mất. Ai cũng biết điều đó nhưng rồi mọi việc lại vẫn cứ diễn ra theo cách không thể chấp nhận được như thế.

Bao giờ mới có những chấn chỉnh mang tính hệ thống, đồng bộ từ cơ sở vật chất đến ý thức con người để những giá trị của cuộc sống được trân quý? Bao giờ mới có những quy trình chuyên nghiệp không được phép vi phạm để bảo vệ những cuộc đời?

Liệu rằng việc đình chỉ, kiểm tra một công trình thi công tại Hồng Ngự, Đồng Tháp đã là đủ? Bao nhiêu người sẽ lên tiếng để đòi hỏi một biện pháp mạnh mẽ, toàn diện hơn và kèm theo đó là ý thức trách nhiệm trong từng việc nhỏ để góp phần hạn chế tới mức có thể những tai nạn tương tự?

Tiếng nói nào sẽ lay động mạnh mẽ hơn cái chết oan ức, tức tưởi của ba mẹ con chị Vân?

Mỗi ngày, bao nhiêu công trình đang chờn vờn xáng cạp, cần cẩu, giàn giáo trên đầu người dân, xe lu, xe bồn, xe ben khắp phố. Mỗi ngày, những người cha, người mẹ vẫn cứ phải ra đường với sự căng thẳng cho tính mạng của con, của chính mình, của người thân.

Mỗi ngày, vẫn cứ lại có đến trên 20 người không còn trở về nhà vì tai nạn giao thông.

Vì cuộc sống của chính mình, mỗi người đều có nghĩa vụ lên tiếng và chung tay để góp phần giảm thiểu những cái chết trên trời rơi xuống đó.

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar