19/05/2024 06:56 GMT+7

Những bức tranh sen chân dung Bác Hồ

Ông Bảy Nghĩa, 64 tuổi, ở Đồng Tháp, theo đuổi việc sáng tác tranh lá sen chân dung Bác Hồ gần 8 năm qua, hoàn thiện hơn 150 bức tranh. Khách hàng của ông khắp trong và ngoài nước.

Ông Lê Văn Nghĩa (bìa trái) thuyết minh với khách tham quan triển lãm tranh sen tại Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Lê Văn Nghĩa (bìa trái) thuyết minh với khách tham quan triển lãm tranh sen tại Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Lê Văn Nghĩa (tên thường gọi Bảy Nghĩa, ngụ ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đã có gần 8 năm chuyên tâm sáng tác những bức chân dung Bác Hồ bằng lá sen.

Trước đó ông làm tranh bằng vỏ tràm một khoảng thời gian, sau đó nhận thấy lá sen có nét đặc trưng riêng, nguyên liệu dễ tìm nên ông chuyển hẳn sáng tác tranh lá sen.

Căn nhà nhỏ của ông tách làm hai gian, gian chính để sinh hoạt, còn bên mé trái chiều ngang khoảng 3m, dài 10m bày dụng cụ làm tranh, lá sen khô, trên vách treo kín tranh đã hoàn thiện.

Ông Bảy Nghĩa cho hay nguyên liệu làm tranh lá sen là những lá sen khô phơi đủ nắng nhiều ngày, khi mới làm ông dùng lá sen mọi kích cỡ, non hay già đều được.

Nhưng sau này khi làm qua nhiều bức tranh, quá trình làm ông nhận thấy lá sen già làm tranh là tốt nhất, đạt được độ bền cao, gân lá sen già chế tác được nhiều chi tiết hơn.

Tận dụng khoảng sân trước nhà, người nghệ nhân đem phơi lá sen rồi tỉ mỉ xem độ lên màu, độ dẻo dùng làm tranh lá sen - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Tận dụng khoảng sân trước nhà, người nghệ nhân đem phơi lá sen rồi tỉ mỉ xem độ lên màu, độ dẻo dùng làm tranh lá sen - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Một bức tranh làm từ lá sen sẽ thực hiện qua các công đoạn gồm: khâu chuẩn bị nguyên liệu (mua lá sen, phơi lá ngày và đêm để đạt được độ dẻo, phân loại màu sắc đậm nhạt); cắt hoặc xé lá sen; ghép những lá sen lên khuôn tranh, phủ keo cố định các chi tiết; xử lý mối mọt, chống ẩm và đóng khung.

Lúc đầu ông làm tranh bằng lá sen, sau đó nghiên cứu tận dụng cả gân sen để có chi tiết sắc sảo hơn. Khi bức tranh hoàn thành, ông Bảy Nghĩa tỉ mỉ kiểm tra lại từng đường nét, chi tiết tranh thật cẩn thận rồi mới đóng khung.

Ông Bảy Nghĩa chỉnh sửa cẩn thận từng đường nét trên tranh trước khi đóng khung giao cho khách - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Bảy Nghĩa chỉnh sửa cẩn thận từng đường nét trên tranh trước khi đóng khung giao cho khách - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Cái khó của sáng tác tranh lá sen là không có phác thảo trước, với chân dung Bác Hồ, nghệ nhân Bảy Nghĩa lưu ý những chi tiết đặc biệt như vầng trán cao, đôi mắt sáng, sâu, nụ cười đôn hậu... làm sao thể hiện được hình ảnh gần gũi giản dị của Bác.

Làm tranh xong lại phải nghĩ cách bảo quản tranh, do đặc tính lá sen có độ co giãn, biến đổi màu, mối mọt đục trong lá sen dễ gây hư hỏng.

Thông thường một bức chân dung làm bằng lá sen mất 4-5 ngày, có lúc ông Bảy phải thức làm thâu đêm để kịp giao tranh dịp lễ 2-9 hay 19-5 ngày sinh nhật Bác khách đặt hàng nhiều.

"Dịp 19-5 này sinh nhật Bác Hồ, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ hội sen, tôi thức đêm làm xong mấy bức tranh theo đơn hàng giao đi TP.HCM và trưng bày triển lãm trong lễ hội", ông Nghĩa nói.

Để có được bức chân dung hoàn mỹ nhất, có khi ông Bảy Nghĩa phải thức làm thâu đêm - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Để có được bức chân dung hoàn mỹ nhất, có khi ông Bảy Nghĩa phải thức làm thâu đêm - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Đến nay ông Bảy Nghĩa đã làm ra hàng ngàn bức tranh lá sen thể hiện chân dung các chính khách trong và ngoài nước, chân dung theo đơn đặt hàng. Trong đó có hơn 150 bức tranh Bác Hồ bằng lá sen.

Mỗi bức tranh lá sen kích thước 30cm x 40cm giá 4 triệu đồng, 40cm x 50cm giá 5 triệu đồng. Ông Bảy Nghĩa khoe hiện nay tranh lá sen của ông được nhiều người gần xa yêu thích mua làm quà tặng, tranh lá sen còn "bay" ra nước ngoài nhiều không nhớ hết.

Du khách xem triển lãm tranh lá sen tại công viên Văn Miếu, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Du khách xem triển lãm tranh lá sen tại công viên Văn Miếu, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Bảo tàng Phụ nữ tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen

Sự kiện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen đã trở thành buổi ôn lại kỷ niệm xúc động của các nhân chứng về nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar