19/08/2019 09:11 GMT+7

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm

NGỌC PHƯỢNG - BÍCH NGỌC
NGỌC PHƯỢNG - BÍCH NGỌC

TTO - Với trăn trở 'làm sao để khi nhắc đến sen người ta nhớ ngay Đồng Tháp', người nghệ sĩ già ở huyện Lấp Vò, ngày đêm cần mẫn với từng lá sen mục với mong muốn một ngày nào đó sản vật vùng đất ông đang sinh sống sẽ đi xa hơn.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 1.

Ông Bảy Nghĩa lựa những lá sen đã già để làm tranh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ở cái tuổi 61, ông Lê Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa) ở ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, đã quyết định tiếp tục với đam mê mỹ thuật từ bé, chọn cách thổi hồn vào những bức tranh với chất liệu từ lá sen và vỏ tràm - sản vật mà tạo hóa ban cho mảnh đất Sen Hồng để thỏa lòng mình và tô điểm cho nét đẹp của sen.

Với ông Nghĩa, tranh không đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật, mà còn chứa đựng cái tâm của người làm ra chúng.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 2.

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ông Bảy Nghĩa kết hợp giữa lá sen và vỏ tràm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thổi hồn người lên từng lá sen mục - Video: NGỌC PHƯỢNG

Hơn 3 năm trước, ông Bảy Nghĩa từ bỏ nghề thợ mộc và bắt đầu quay trở lại với tranh. Không người hướng dẫn, bằng sự yêu thích của bản thân và vốn kiến thức tích góp trong quân đội, ông tự mình tìm hiểu và tập tành làm nên bức tranh đầu tiên từ vỏ cây tràm.

Nhưng ông chưa hài lòng. Bởi, tranh từ tràm nhiều nơi khác cũng có, điều ông Nghĩa trăn trở là "mình phải làm thứ gì đó mang đậm nét quê nhà" và từ đó ông bắt đầu với lá sen.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 4.

Dù lá to hay lá nhỏ, miễn là lá già là ông Bảy tận dụng ngay - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chia sẻ về nguyên nhân chọn lá sen chứ không phải một loại lá cây khác, ông Nghĩa nói "Nơi đây là xứ của sen, tôi dùng lá sen - chất liệu thiên nhiên ban tặng cho vùng Đồng Tháp để làm tranh, để khi sản phẩm có dịp đi xa, hoặc ai đó ghé lại đây và thấy tranh này là biết ngay đặc sản của quê tôi".

Để làm được một bức tranh từ sen cần ít nhất 8 công đoạn: chọn lá sen, phơi sương và nắng, cắt và ủi lá, phân loại, phát thảo, cố định lá sen lên nền phát thảo, phơi khô chỉnh sửa lần cuối, phủ keo và đóng khung.

Ban đầu, ông Nghĩa gặp nhiều khó khăn vì không biết cách xử lý tốt nguyên liệu, khiến bức tranh sau một thời gian ngắn đã biến dạng, ẩm mốc.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 5.

Lá sen sau khi được hái sẽ được phơi qua 5 -7 nắng và sương - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lá chọn phải là những lá già, đã chuyển màu xanh đậm hoặc sẫm, các sợi gân sẽ có độ dai hơn, lá cũng dày hơn dễ dàng cho việc sử dụng và khi xử lý lá bớt "nhót" mà vẫn giữ được nguyên trạng.

Lá sẽ được ông phơi từ 5 đến 7 nắng, đến khi lá chuyển sang màu nâu, sờ vào thấy lá khô nhưng vẫn còn chút đàn hồi là được.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 6.

Lá sen sau khi phơi khô sẽ bị teo tóp, ông Nghĩa ủi từng chiếc lá cho thẳng ra để dễ đưa lên tranh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sau khi phơi, ông Nghĩa tiến hành cắt lá thành miếng vừa và ủi sơ qua. Việc ủi lá có 2 tác dụng, một mặt là làm cho lá không quá nhăn để dễ dán vào giấy, mặt khác việc điều chỉnh nhiệt độ cũng khiến màu lá thay đổi phù hợp.

Tuy vậy, công đoạn này đòi hỏi người làm phải hết sức cẩn thận. Khi ủi, ông Nghĩa phải liên tục sờ vào lá xem độ nóng phù hợp hay chưa, vì nếu ấn mạnh tay quá, gân lá sẽ không còn nổi lên, nếu nhẹ tay thì lúc sau lá sẽ co trở lại khó dán cố định vào tranh.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 7.

Gân lá sen sau khi được vò ra - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Để không bỏ phí nguồn nguyên liệu quê nhà, ông đã sáng tạo ra 4 loại tranh cơ bản: tranh từ các mảng lá sen, tranh từ gân sen, tranh từ các vụn của lá sen và cuối cùng là tranh kết hợp.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 8.

Phần vụn sen được sàng lại cho thật mịn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tranh từ gân sen và vụn lá sen khác với tranh vỏ tràm ở chỗ, khi phác thảo chỉ có thể vẽ thật nhạt một vài chi tiết quan trọng, không được vẽ lưới tỉ lệ, chỉ có thể vẽ trước ngoài giấy để thuộc lòng bức hình đến lúc dán vào tranh không bị sai mà theo đúng ý đồ của mình.

Tác phẩm sau khi dán xong sẽ được phơi nắng thêm 1-2 tiếng để keo khô, khi đó sẽ chỉnh sửa lần cuối, phủ keo và đóng khung thành phẩm.

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 9.

Gân lá sen được xé nhỏ và cho vào keo sữa để tạo được độ kết dính khi đưa lên tranh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 10.

Ông Nghĩa chia sẽ "Điều khó nhất để làm ra bức tranh là việc khắc họa được cái thần, cái hồn của nhân vật" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 11.

Những ngày mới bắt đầu làm tranh ông Bảy khắc họa chân dung cô Tuyết Nhung (người vợ quá cố) để tưởng nhớ cô - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 12.

Chân dung ông Donald Trump được làm từ gân sen - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 13.

Chân dung danh hài Hoài Linh được làm từ vụn lá sen - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 14.

Tranh từ lá sen khắc họa mẹ Việt Nam anh hùng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những bức tranh được làm bằng lá sen mục và vỏ tràm - Ảnh 15.

Tranh vỏ tràm "Người phụ nữ Nam Bộ" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

TTO - Nếu ai hỏi tết nay ăn tết thế nào, kỷ lục gia chụp ảnh sen Trần Bích chỉ nheo mắt cười tiết lộ: "Lại ăn tết với sen thôi!".

NGỌC PHƯỢNG - BÍCH NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar