13/12/2017 15:54 GMT+7

Những bí ẩn thú vị của phở Việt

PHẠM VŨ - NHƯ BÌNH
PHẠM VŨ - NHƯ BÌNH

TTO - Trên thế giới có khoảng 10.000 nhà hàng Việt Nam, đa số đều bán phở. Vậy giá một tô phở tại các quốc gia khắp nơi trên thế giới như thế nào?

Bạn có biết giá một tô phở Việt được bán bao nhiêu tiền ở Cu Ba? Câu trả lời là 3-5 USD. Trong khi đó, giá một tô phở tại Mỹ lại xoay quanh mức 9 đến 11 USD, tức khoảng 200.000 - 250.000 đồng. 

Vậy còn ở những nơi khác trên thế giới? 

Những bí ẩn thú vị của phở Việt - Ảnh 1.

Khởi xướng của báo Tuổi Trẻ đã chọn được đúng góc độ để tôn vinh ẩm thực Việt Nam, góp phần thúc đẩy mong muốn khám phá của khách du lịch. Tôi mong sang năm 2018, “Ngày của phở” sẽ được tổ chức thành chuỗi sự kiện phong phú hơn, ở không gian rộng lớn hơn, mang tính cộng đồng hơn và kéo dài hơn thành “Tuần của phở”...

Ông BÙI TÁ HOÀNG VŨ (giám đốc Sở Du lịch TP.HCM)

Những bí ẩn của phở

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, cho rằng dù xuất khẩu gạo lớn của thế giới, nhưng giá trị hạt gạo Việt Nam chưa được tôn vinh và đầu tư xứng tầm. 

Trong khi đó, chỉ thống kê ở 6 quốc gia có nhiều người Việt sinh sống, có trên 1.600 nhà hàng Việt và hầu hết đều bán món phở. Và theo con số không chính thức, trên thế giới có đến hơn 10.000 nhà hàng Việt.

 "Với mạng lưới rộng khắp như vậy, giá trị tiêu thụ các sản phẩm từ gạo sẽ đem về rất lớn nếu chúng ta có cách đầu tư đúng", ông Kỳ nói.

Sợi phở làm từ bột gạo là một gợi ý và là một trong những giải pháp nâng cao giá trị hạt gạo khi phở đã "lên ngôi". 

Giải thích lý do người Nhật rất thích phở, thậm chí đi trước cả người Việt trong sáng kiến "Ngày của Phở", chuyên gia người Nhật Asahira cho biết dù có cùng một nền văn minh lúa nước và ăn cơm gạo, nhưng người Nhật không có tập quán dùng bột gạo làm ra các loại sợi. Tuy nhiên khi phở Việt đến Nhật, gắp sợi bánh lên đã thấy hương vị gạo quen thuộc lan tỏa.

"Các món nước, nóng thì rất hợp với người Nhật, khí hậu Nhật. Thịt bò lại càng quen. Người dùng lại có thể tự nêm nếm thêm cho tô phở của mình. Phở thế là đương nhiên được người Nhật ưa thích..." - ông Asahira cho biết thêm. 

Chuyên gia ẩm thực Tôn Nữ Tịnh Hải cũng khẳng định: "Tính biến tấu, dung hòa, quốc tế hóa của phở là rất lớn nên phở dễ lan tỏa". Tôi đã từng nấu phở và hướng dẫn cách nấu cho nhiều khách nước ngoài. Hôm nay được nghe nhiều người nói về phở nên càng tự tin để ra nước ngoài giới thiệu, quảng bá món phở".

Nhiều khách tham gia "Ngày của phở" là những người nấu phở ngon hay đã có cả một tiệm phở. Mỗi người đều có một "bí kíp phở" riêng mình. 

Thưởng thức xong tô phở bốc khói, nghe các chuyên gia ẩm thực trò chuyện, nhiều người đã đồng ý gật đầu: "Mỗi người đều có thể nấu phở ngon khi để cái tâm mình vào đó. Mỗi tô phở sẽ chuyên chở một câu chuyện, một lịch sử...". Và phở không chỉ là phở, cũng không chỉ là văn hóa ẩm thực. Trước sợi phở là gạo và gạo lại có câu chuyện của gạo.

"Tôi yêu phở Việt Nam"

Bắt đầu câu chuyện bằng một câu tiếng Việt: "Tôi yêu phở Việt Nam", ông Kajiwara Junichi - tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam - cho biết đã có hành trình dài gắn liền với các sản phẩm ăn liền từ gạo.

Đến Việt Nam lần đầu năm 1993 và thành lập Acecook, sản phẩm đầu tiên chính là phở ăn liền làm bằng bột mì. Mãi đến năm 2006, doanh nghiệp này mới sản xuất được sợi phở ăn liền từ bột gạo, để phở đúng là phở Việt.

"Khi xuất khẩu gạo, giá trị là 1. Nhưng nếu xuất khẩu một sản phẩm chế biến từ gạo như là sợi phở, giá trị có thể tăng lên từ 3-5 lần. Tiếp tục nâng sản lượng gạo xuất khẩu là một cách, cách khác là nâng giá trị hạt gạo xuất khẩu bằng các sản phẩm tinh chế", ông Junichi nói.

Đến nay, phở ăn liền đã xuất khẩu đi 42 nước trên thế giới và chiếm tỉ trọng 10% hàng xuất khẩu của doanh nghiệp này. 

Mỗi năm doanh nghiệp này sử dụng 20.000 tấn gạo để sản xuất các sản phẩm chế biến từ gạo, doanh thu từ các mặt hàng này năm 2017 chiếm 18% tổng doanh số, đạt 1.500 tỉ đồng. 

Ông Trần Ngọc Trung, Chủ tịch Công ty Vinh Phát chuyên xuất khẩu gạo, cho biết hiện khoảng 15% gạo được bán ra thị trường dùng để chế biến thành các nguyên liệu làm bún, bánh xèo, bánh canh... 85% lượng còn lại được dùng để nấu cơm.

"Một cách khác nữa mà chúng tôi chọn là liên kết với đối tác nước ngoài, sản xuất dầu ăn từ cám gạo, nguyên liệu được thải ra trong quá trình xay xát, hay cung ứng gạo cho các nhà máy bia làm nguyên liệu sản xuất", ông Trung chia sẻ.

12-12: Ngày của Phở

dp_pho (15) 5(read-only)

Các vị khách nước ngoài thích thú với món phở Việt tại Ngày của phở Việt - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều 12-12, ông Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - công bố: "Báo Tuổi Trẻ đã đăng ký với các cơ quan chức năng chọn ngày 12-12 hàng năm làm "Ngày của Phở" tại Việt Nam.

Chỉ hai giờ, gần 2.000 phần phở đã được phục vụ miễn phí cho các khách tham dự. Từ những thực khách người Việt khó tính, "đầy một bụng bí quyết phở" cho đến các khách nước ngoài, ai cũng khen ngon.

Nicki - một vị khách đến từ Brighton, Anh - vui vẻ nói cô có thể ăn hết 4 tô phở tại ngày hội này.

"Ở thành phố tôi sống, có đến 5 nhà hàng bán phở Việt, nhưng đến Việt Nam và ngay tại ngày hội này, tôi nghĩ đây mới chính là vị phở ngon nhất" - Nicki chia sẻ.

Phở đã là tình yêu và nỗi nhớ

qd_phodau_8 4(read-only)

Khách thưởng thức phở tại quán Dậu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM - ẢNH: QUANG ĐỊNH

Người vui nhất trong "Ngày của phở" đầu tiên có lẽ là TS sử học Nguyễn Nhã, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam, trưởng đề án Bếp Việt - bếp của thế giới. Ông Nhã chính là người đã đứng chủ biên và xuất bản cuốn Phở Việt, cuốn sách đầu tiên nghiên cứu bài bản về sự ra đời và lịch sử lan tỏa, biến tấu trăm năm của phở.

"Tôi ấp ủ những ý định quảng bá phở từ lâu lắm rồi, cuốn sách của tôi là một trong những ý định ấy, giờ có "Ngày của phở" này, tin là mọi người Việt đều vui. Phở trước giờ quá quen thuộc, nếu có mối quan tâm lớn hơn, đúng hướng hơn thì không chỉ mỗi người sẽ ăn được tô phở ngon hơn mà kinh tế dịch vụ, du lịch, xuất khẩu sản phẩm từ gạo cũng sẽ phát triển hơn..." - ông Nhã nói.

Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, người vừa viết trên Tuổi Trẻ loạt bài về lịch sử trăm năm của phở, khẳng định: "Phở đã vào đủ cầm kỳ thi họa của người Việt rồi, không chỉ là thức ăn mà đã là văn hóa, không chỉ đi vào người qua dạ dày mà còn đi vào tình yêu, nỗi nhớ. Phở chắc chắn xứng đáng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam".

PHẠM VŨ - NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Tích tem nhận quà 'xịn' khi mua dầu gội Fresh tại Co.opmart và Co.opXtra

Từ nay đến hết ngày 31-8, người tiêu dùng khi mua các sản phẩm dầu gội, dầu xả thương hiệu Fresh tại hệ thống bán lẻ Saigon Co.op như Co.opmart, Co.opXtra sẽ có cơ hội tích lũy tem để đổi quà là bộ dao bếp cao cấp RoyalVKB đến từ Hà Lan.

Tích tem nhận quà 'xịn' khi mua dầu gội Fresh tại Co.opmart và Co.opXtra

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

TP.HCM dự kiến sẽ có khoản thu 52.599 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất 9 dự án vừa được phê duyệt giá đất. Đây là mức thu tiền sử dụng đất 'khủng', khi các năm gần đây tiền sử dụng đất của cả TP chưa đạt 20.000 tỉ đồng cả năm.

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

Fuze Tea 'thay áo mới', khuấy động Co.opmart với quà tặng siêu hấp dẫn

Chiến dịch “thay áo” của Fuze Tea với thông điệp “Phiêu tí vị hài hòa” đang tạo làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội nhờ thiết kế bao bì trẻ trung, năng động.

Fuze Tea 'thay áo mới', khuấy động Co.opmart với quà tặng siêu hấp dẫn

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục phải ra thông báo cảnh báo tình trạng giả mạo trên một số ứng dụng mạng xã hội.

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Sau khi hợp nhất TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục dùng bảng giá đất hiện hành của 3 địa phương tới hết năm 2025, sau đó sẽ ban hành bảng giá đất mới từ đầu năm 2026.

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar