01/05/2024 10:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những bài hát dệt nên hùng ca Điện Biên Phủ

Trong những cuộc kháng chiến trường kỳ, văn nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc. Nhiều ca khúc ra đời trong giai đoạn đó đã trường tồn cùng thời gian. Trong đó có những khúc tráng ca chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trên mạng, file ghi âm bài Chiến thắng Điện Biên của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn gìn giữ tới ngày hôm nay. Đây là bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, mà nhạc sĩ Kiều Dư cho là

Trên mạng, file ghi âm bài Chiến thắng Điện Biên của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn gìn giữ tới ngày hôm nay. Đây là bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, mà nhạc sĩ Kiều Dư cho là "tượng đài ca khúc" gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh chụp màn hình: LINH ĐOAN

Theo nhạc sĩ Đức Trịnh thì 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp và kết thúc là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, không chỉ ý nghĩa với đất nước ta mà còn mang ý nghĩa quốc tế.

Một chiến thắng lừng lẫy toàn cầu và được xem là mốc son của dân tộc Việt Nam.

Rất nhiều ý kiến, tham luận trong hội thảo khoa học toàn quốc chủ đề Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức đã xoay quanh những khúc tráng ca Điện Biên Phủ không thể quên.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN (1954) - Đồng ca Đài Tiếng nói Việt Nam

Những tượng đài ca khúc về Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trôi qua 70 năm, nhưng sự kiện chấn động địa cầu này vẫn còn âm vang mãi.

Trong các tác phẩm thơ ca, nhạc họa ra đời thời điểm ấy đều ít nhiều mang tính tư liệu quý giá và lưu truyền cho thế hệ sau về một thời không thể quên.

Trong thời điểm này, nhiều nhạc sĩ đã ra tiền tuyến, sáng tác tại mặt trận, tạo nên những ca khúc bất hủ, góp phần cổ vũ tinh thần quân dân ta.

Nhạc sĩ Đức Trịnh nhấn mạnh: "Lúc đó âm nhạc không phải là để vui chơi, mà là một "vũ khí", là động lực tạo nên sức mạnh to lớn…".

Nhạc sĩ Kiều Dư cho rằng nếu như bài Cùng nhau đi hồng binh của nhạc sĩ Đinh Nhu sáng tác năm 1930 được xem là bài mở đầu cho dòng nhạc cách mạng thì bài Chiến thắng Điện Biên được xem là "tượng đài ca khúc" gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác ngay sau đêm thắng lợi Điện Biên Phủ và nhanh chóng lan tỏa, trở thành ca khúc bất hủ, là nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt mấy chục năm.

Không chỉ có Chiến thắng Điện Biên, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn ghi dấu ấn trong giai đoạn này với ba tác phẩm liền kề nhau, được gọi là kỷ lục "3 đỉnh núi về âm thanh".

Đó là bài Hành quân xa như lời động viên các chiến sĩ trong chiến tranh khốc liệt. Bài Trên đồi Him Lam được viết khi quân ta làm chủ cứ điểm Him Lam và bài Chiến thắng Điện Biên.

Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân tái hiện khí thế hừng hực của quân ta trong những ngày chiến tranh đỏ lửa.

Tiết mục Chiến thắng Điện Biên trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tối 29-4 chủ đề Bản hùng ca vang mãi tại đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: VÕ MẠNH HẢO

Tiết mục Chiến thắng Điện Biên trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tối 29-4 chủ đề Bản hùng ca vang mãi tại đường đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: VÕ MẠNH HẢO

Rồi Qua miền Tây Bắc của Nguyễn Thành, Đường lên Tây Bắc của Văn An, Tiến bước dưới quân kỳ (Doãn Nho)…, sau chiến dịch cảm hứng sáng tác vẫn bất tận như Tình ca Tây Bắc của Bùi Mai Hạnh, Bế Văn Đàn còn sống mãi (Huy Du), Nhớ anh Phan Đình Giót (An Thuyên), Những bông hoa trên tuyến lửa (Đức Trịnh)…

Nhạc sĩ là chiến sĩ

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông kể lại rằng trong cuộc kháng chiến 9 năm và lẫy lừng là chiến thắng Điện Biên Phủ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công cũng là chiến sĩ thực thụ.

Họ không chỉ xuống tận chiến hào, hầm cấp cứu thương binh để diễn phục vụ bộ đội, dân công mà còn tham gia làm đường, tải đạn, lương thực…

Bởi thế người nhạc sĩ - chiến sĩ Văn Cao đã có nhiều sáng tác nổi bật trong dòng nhạc cách mạng như Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Ngày mùa, Mùa xuân đầu tiên

Trong đó Trường ca sông Lô mà Văn Cao sáng tác sau chiến thắng sông Lô năm 1947 được Phạm Duy cho là "một tác phẩm vĩ đại".

Khi đó nhạc sĩ Văn Cao được cử lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. 

Ở vị trí là nhạc sĩ - chiến sĩ, ông đã sống trong không khí đó và cảm nhận rất nhanh để sáng tác ra một trường ca để đời.

Những sáng tác cách mạng nói chung và nhạc phẩm về Điện Biên Phủ nói riêng, phần lớn là những bài ca ra trận nên nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông nhìn nhận các nhạc sĩ thường lựa chọn thể hành khúc, được xem là phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền cổ động cho cách mạng.

Nhạc sĩ Kiều Dư đúc kết những ca khúc này tưởng khô khan nhưng đã đạt được giá trị đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật, đáp ứng tính kịp thời, bám sát cuộc sống.

Giai điệu, lời ca thấm đẫm hồn dân tộc, dễ nhớ, dễ thuộc, gây xúc động lòng người.

"Vì thế, nó góp phần nuôi dưỡng niềm tin, tôi rèn ý chí và cổ vũ tinh thần để toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi ngoại xâm, giành tự do độc lập.

Đó là bài học quý giá để bất kỳ ai tiếp tục viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trong giai đoạn mới cần nghiên cứu, học tập và noi theo" - nhạc sĩ Kiều Dư nói.

Điện Biên Phủ và những khoảnh khắc đời thường trong các bức họa cuối cùng của Tô Ngọc Vân

Trước khi hy sinh ở bên kia đèo Lũng Lô, trên đường đến mặt trận Điện Biên Phủ vào tháng 6-1954, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã say sưa ký họa rất nhiều khoảnh khắc trong đời sống bắt đầu thanh bình trở lại của người dân miền núi bao năm nuôi kháng chiến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar