15/11/2023 19:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Văn Cao từng nói gì về việc có người nhận là đồng tác giả Quốc ca

Câu chuyện được nhà báo Xuân Ba gửi tới hội thảo về thân thế, sự nghiệp Văn Cao do Trung tâm UNESCO mỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 15-11 tại Hà Nội, đúng kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao.

Văn Cao năm 1991, năm có bài báo nói Quốc ca có hai tác giả - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Văn Cao năm 1991, năm có bài báo nói Quốc ca có hai tác giả - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Nhà báo Xuân Ba là người đã đi gặp Văn Cao khi tờ báo ông làm việc vừa đăng bài của một cộng tác viên cho rằng Quốc ca có hai tác giả chứ không chỉ mình Văn Cao.

Văn Cao không phải tác giả duy nhất của Quốc ca?

Theo như bài báo đó, lời bài Tiến quân ca được ông Đ.H.X. nhận là của mình và cung cấp một số bản in ca khúc này cho thấy ghi tác giả là hai người.

Bài báo với thông tin bất ngờ này được đăng vào tháng 8-1991.

Trong khi Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 ghi rõ bài Tiến quân ca của Văn Cao được chọn làm Quốc ca Việt Nam.

Trong mấy chục năm, kể từ khi tác phẩm ra đời năm 1944 và lập tức phổ biến đến người dân, rồi được công nhận là Quốc ca Việt Nam, thêm nhiều lần dự định thay Quốc ca không thành, mọi người đều chỉ biết tác giả duy nhất của bài hát này là Văn Cao.

Nhà báo Xuân Ba nhớ lại, khi bài báo "chấn động" đó được đăng tải, cũng có nhiều ý kiến phản đối tờ báo đã đăng thông tin một chiều và dường như vô lý.

Xuân Ba được giao nhiệm vụ tìm hiểu câu chuyện này, đã tìm đến gặp Văn Cao. Đó cũng là lần đầu tiên ông ngồi riêng với tác giả Quốc ca.

Bà Nghiêm Thúy Băng khi biết mục đích cuộc thăm viếng của Xuân Ba đã lập tức tỏ thái độ lạnh nhạt không giấu giếm, nhưng vẫn dẫn ông lên gặp Văn Cao đang ngồi trầm ngâm trong căn phòng khách tuềnh toàng nhìn xuống phố Yết Kiêu.

Hình ảnh mà Xuân Ba nhìn thấy là một Văn Cao vóc hạc gầy gò, chiếc sơ mi cổ hở và quần ngả màu cháo lòng, chén rượu nhỏ xíu nhấp từng ngụm nhỏ, khiến Xuân Ba thấy mình có lỗi.

Không có chuyện có hai tác giả Quốc ca

Văn Cao chỉ ừ hữ và cười nhẹ, đẩy về phía Xuân Ba một chén rượu nhỏ. Rồi ông từ từ giải đáp hết những cắc cớ.

Hồi ấy Văn Cao sáng tác Tiến quân ca là một nhiệm vụ cách mạng bí mật. Viết ca khúc cho đội quân cách mạng lúc đó là cận kề cái chết, tất nhiên không ai để tên thật khi xuất bản.

Thời gian hoạt động cách mạng, viết Tiến quân ca, Văn Cao đang ở nhờ nhà người bạn, chính là ông Đ.H.X.. Ông X. lúc đó đang tán tỉnh một cô tên Dung, nên đã xin với Văn Cao cho để tên cùng trong tác giả bài hát để ông khoe với bạn gái.

Văn Cao thấy ông X. quen nhiều hiến binh Nhật, nên đồng ý để ông X. đứng chung bằng mật danh là để bảo vệ bài ca này.

Tháng 11-1944, chính Văn Cao là người đã sang làng gốm Bát Tràng tự tay viết bài Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập, nét chữ viết của một anh thợ mới vào nghề còn run rẩy. Bản in ghi tác giả: nhạc ANH THO (Anh Thọ), thơ ANH DUNG (Anh Dũng).

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ông X. lập nhà xuất bản, lúc in bài Tiến quân ca đã tự ý chuyển tác giả thành: nhạc Văn Cao, lời Ð.H.X..

Văn Cao còn cho biết thêm, khi Tiến quân ca được công nhận là Quốc ca Việt Nam, nó được sự góp ý về nhạc của ông Ðinh Ngọc Liên và Nguyễn Hữu Hiếu. 

Còn lời thì nhà thơ Tố Hữu sửa vài chỗ. Sau này, năm 1955, nhà thơ Tố Hữu góp ý thêm cho Văn Cao sửa lại câu kết của Tiến quân ca thành "Nước non Việt Nam ta vững bền...".

Trước đó, sau khi Bác Hồ chọn Quốc ca là bài Tiến quân ca tháng 8-1945 và muốn gặp tác giả Quốc ca thì chính Tố Hữu dẫn Văn Cao đến gặp Bác, chỉ một mình Văn Cao chứ không có tác giả nào khác.

Xuân Ba kể, sáu tháng sau cuộc gặp gỡ giữa ông và Văn Cao, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả đã kết luận: "Không có bằng chứng nào cho thấy ông X. tham gia viết lời bài Tiến quân ca".

Ngày 28-3-1992, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả đã họp báo chính thức công bố kết luận này.

Tại hội thảo, một số ý kiến đưa ra ý tưởng xây dựng Công trình văn hóa nghệ thuật Văn Cao ở quê hương ông, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Nhiều ý kiến tham luận làm sáng tỏ hơn về thân thế và sự nghiệp của Văn Cao.

Văn Cao, trăm năm một bậc kỳ tài - Kỳ cuối: 'Từ đây người biết yêu người'

Cuộc đời bậc kỳ tài từng chịu nhiều sầu khổ như Văn Cao cho đến cuối cùng đọng lại vẫn là một chữ tình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar