27/06/2020 10:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những ai cần ưu tiên tiêm ngừa bệnh bạch hầu?

T.HIẾN - X.MAI - T.DƯƠNG
T.HIẾN - X.MAI - T.DƯƠNG

TTO - Các bác sĩ cho biết bệnh bạch hầu không phức tạp như COVID-19, do đó người dân không nên quá hoang mang, tuy nhiên cần đi tiêm ngừa đầy đủ để đảm bảo an toàn.

Những ai cần ưu tiên tiêm ngừa bệnh bạch hầu? - Ảnh 1.

Các bác sĩ Viện Pasteur TP.HCM tư vấn và kiểm tra lịch tiêm chủng của trẻ em ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Q.ĐỊNH

“Cần lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện sớm các trường hợp bệnh, các ổ bệnh mới phát sinh, cho uống kháng sinh dự phòng, xử lý ổ dịch triệt để, không để dịch lan rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế ĐỖ XUÂN TUYÊN

Bác sĩ Bùi Văn Đức - trưởng trạm y tế phường Thảo Điền (Q.2) - cho biết thời gian gần đây người dân thường xuyên đến trạm y tế phường để tiêm vắcxin DTC (phòng bạch hầu - uốn ván - ho gà) cho con mình. Nhiều người dân cho biết họ lo lắng trước thông tin TP.HCM có ca bệnh bạch hầu nên nhanh chóng đưa con đi tiêm để đảm bảo an toàn.

Bác sĩ Đức cho biết thêm có ngày trạm y tế phải tiêm vắcxin DTC cho 20-30 trẻ nhỏ. Các nhân viên của trạm y tế luôn luôn giải thích và trấn an cho nhiều bậc phụ huynh về bệnh bạch hầu để tránh phụ huynh lo nghĩ hoang mang.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Khê - phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 6 - cho biết thời gian gần đây lượng người dân đến xin tiêm vắcxin ngừa bạch hầu tăng lên. Nếu như trước đây trung tâm y tế thường xuyên phải đến tận nhà người dân để vận động đưa con đi tiêm chủng, thì gần đây do lo ngại ảnh hưởng của bệnh bạch hầu, người dân đã chủ động đưa con đến trạm y tế để tiêm chủng đầy đủ. 

Không chỉ trẻ em mà nhiều người lớn lo sợ bạch hầu cũng đến trung tâm y tế để được tư vấn tiêm chủng.

TS Trần Quốc Việt - giám đốc Bệnh viện Quân y 175 - cho biết bạch hầu không phức tạp như COVID-19, do đó người dân không nên quá hoang mang. Bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, xuất hiện rải rác ở một số địa phương tại Việt Nam, kích thước và khối lượng vi khuẩn nặng gấp 10-20 virus gây COVID-19.

Đến nay bạch hầu có thuốc điều trị dự phòng. Nếu điều trị sớm, bệnh nhân có thể hồi phục tốt. Thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo uống trong vòng 7-10 ngày, thuốc có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, dị ứng… Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu, người dân cần tuân thủ uống thuốc dự phòng, khả năng bảo vệ có thể đạt 100% nếu cơ thể không kháng thuốc.

Bác sĩ Phan Bá Hiếu - phụ trách khoa truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc phòng - cho biết hiện nay bệnh nhân được điều trị bằng cách dùng kháng sinh, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu rất hiếm, TP.HCM không có, để sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu phải xin từ các cơ sở y tế tại Hà Nội. Nguyên nhân chính là trong một thời gian dài đã không xuất hiện các ca bệnh bạch hầu nên thuốc kháng độc tố bạch hầu dự phòng tại các cơ sở y tế TP.HCM đều quá hạn sử dụng.

Đánh giá về mức độ lây lan dịch trong tình hình hiện nay, TS Việt cho biết tuy mật độ dân số cao, khả năng phát triển thành ổ dịch tại TP.HCM là rất ít. Nguyên nhân do đã có vắcxin, thuốc điều trị dự phòng. Người dân nên đi tiêm chủng đầy đủ để đảm bảo an toàn.

Khuyến khích trẻ nhóm lớn, phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm phòng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia Dương Thị Hồng cho biết gần đây bệnh nhân bạch hầu chủ yếu là trẻ lớn trên 10 tuổi, thậm chí là thanh niên 20 tuổi.

Hiện nay trẻ dưới 2 tuổi được tiêm miễn phí vắcxin 5 trong 1 có thành phần ngừa bạch hầu, nhưng nhóm lớn hơn và ở địa phương không thuộc diện có chiến dịch thì phải chi trả chi phí này, theo hình thức "tiêm chủng dịch vụ".

"Chi phí mũi vắcxin này, theo khảo sát của chúng tôi, có thể lên tới trên 600.000 đồng/mũi. Các gia đình có con ở lứa tuổi tiêm chủng mở rộng nên cho con đi tiêm đúng lịch, tránh bỏ sót mũi và nguy cơ quay lại những "căn bệnh có nguy cơ bị lãng quên", như bạch hầu" - một chuyên gia về tiêm chủng nói với Tuổi Trẻ. (L.ANH)

Người lớn tiêm nhắc vắcxin bạch hầu được không?

TTO - Các bác sĩ cho biết miễn dịch của vắcxin bạch hầu có thể giảm dần theo thời gian dù thường kéo dài đến 10 năm. Vì thế những người có nguy cơ, kể cả không nhớ hay tiêm vắcxin bạch hầu đã lâu thì đều nên tiêm lại.

T.HIẾN - X.MAI - T.DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar