07/07/2023 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhọc lòng thêm khi mua bảo hiểm để được vay tiền

Vay được tiền mua nhà đáng lẽ là một việc vui, dẫu cũng khá ngán ngẩm với đoạn trường trả nợ. Thế nhưng từ ngày có thêm bảo hiểm nhân thọ gia nhập, khách hàng thêm nỗi nhọc nhằn.

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý dứt điểm các phản ánh của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý dứt điểm các phản ánh của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhà tôi nhiều đời vay tiền của ngân hàng. Căn nhà cha mẹ tôi đang ở nhờ vay ngân hàng mà có. Khi tôi lập gia đình, vợ chồng tôi cũng nhờ vay tiền để có được căn hộ chung cư riêng đầu tiên.

Sau 10 năm với căn hộ đầu tiên, chúng tôi đổi sang một căn lớn hơn để gia đình nhiều thành viên hơn có đủ không gian sinh hoạt. Việc này vì thế cần một khoản vay mới.

Sự việc vốn không phức tạp, vì tôi vẫn đang là khách hàng vay tiền của họ, và điều kiện cần cho khoản vay mới này đều đạt, chỉ là thêm đề nghị mua bảo hiểm nhân thọ từ phía ngân hàng.

Lúc đầu, tôi cứ tưởng đây có thể là một biện pháp tăng thêm từ phía ngân hàng để đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ việc này có vẻ hợp lý, vì bảo hiểm cơ bản chỉ là đảm bảo người được hưởng có tiền để chi trả khi gặp sự cố.

Cân nhắc giữa nhiều điều khoản của các ngân hàng đang có, chúng tôi quyết định xúc tiến hồ sơ với ngân hàng lâu năm của mình.

Thế nhưng, tuy nói là không bắt buộc, nhưng lại có rất nhiều yếu tố khiến việc mua bảo hiểm trở nên nhập nhằng và không thể tránh khỏi phiền hà.

Ban đầu, với "kinh nghiệm" nhiều lần vay tiền, chúng tôi cho rằng không có vấn đề gì với khoản vay mới. Hồ sơ với phía ngân hàng thực hiện như dự tính, chúng tôi cũng theo đó đưa ra lời hẹn với người bán nhà thời điểm ra công chứng, làm thủ tục và giải ngân. 

Thế nhưng, khi làm hồ sơ duyệt vay, chúng tôi mới biết rằng việc duyệt vay sẽ thuận lợi hơn nếu có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với đối tác của ngân hàng.

Giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng phải đạt đến một mức tương xứng với khoản vay đề nghị từ khách hàng. Tôi cũng không thể dùng hợp đồng bảo hiểm đã mua trước đó với các công ty khác vì các công ty bảo hiểm đó không liên kết với ngân hàng tôi vay.

Phía ngân hàng cũng đưa ra những lý do thuyết phục chúng tôi: khi mua bảo hiểm, chúng tôi sẽ nhận ưu đãi lãi suất khoản vay tốt hơn, lãi suất giảm được cũng tầm tầm số tiền mua bảo hiểm bỏ ra.

Nhưng quan trọng nhất, dù cho khoản vay của chúng tôi có được duyệt cho vay, nhưng để được nhận tiền cũng cần phải có thứ tự ưu tiên, vì giai đoạn này ngân hàng đang bị thiếu tiền giải ngân.

Chúng tôi càng thêm lo khi biết nhiều khách hàng tuy được duyệt cho vay nhưng cả tháng còn chưa được giải ngân, lỡ công lỡ chuyện. Do đó, việc mua bảo hiểm trở thành... điểm cộng ưu tiên để được nhận tiền sớm.

Nhưng quyết định mua "điểm ưu tiên" rồi tôi lại... rớt ở khâu: không đủ điều kiện mua bảo hiểm nhân thọ do vấn đề về sức khỏe. Vì thế, tôi đành chọn lựa một sản phẩm bảo hiểm ít hấp dẫn nhất với tôi, chỉ phục vụ tích lũy tiết kiệm dành cho người thân. Nói chung cũng chỉ là mua cho có.

Trước khi đặt bút ký, tôi cũng đã không nghĩ tới việc tiếp tục hợp đồng sau năm đầu tiên, vì thật sự chẳng có nhu cầu, xem như là tốn phí để đỡ nhọc lòng suy nghĩ thêm vào lúc căng thẳng.

Mọi thứ đều là ngầm hiểu với nhau như vậy, ngân hàng không bắt buộc, nhưng bạn không thể không mua.

Là một khách hàng, khi đã đi vay nợ, thật không mấy ai lại nghĩ tới việc mua thêm nợ bảo hiểm như thế.

Là một người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế điều hành doanh nghiệp, tôi luôn cho rằng hoạt động kinh doanh bền vững không phải là xu hướng, mà là quy luật. Tôi thật sự không rõ những người đứng đầu về hợp tác giữa bảo hiểm và ngân hàng có biết mọi chuyện miễn cưỡng thế này hay không. Về thành tích kinh doanh thì có thể có, nhưng nhân quả trên kinh doanh thì mất nhiều hơn được.

Bởi nhân viên ngân hàng kém vui vì áp lực, khách hàng thì kém vui vì thêm nợ, nên tất yếu những ai đó tiếp theo rồi cũng sẽ kém vui.

Tôi vì thế không hề ngạc nhiên với thông tin một số lượng lớn khách hàng không duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sau năm đầu tiên!

Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện bảo hiểm nhân thọ

Đó là một trong các nội dung lớn của nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa được thông qua chiều nay 24-6.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar