03/07/2023 14:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng: Bạn đọc đề nghị trả tiền lại cho người bị 'ép' mua

Xung quanh kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất lên đến 73%, nhiều bạn đọc cho rằng đó là chứng minh cho thấy thị trường mua bán bảo hiểm có vấn đề.

Bộ Tài chính kết luận: Bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm - Ảnh khách hàng nghe tư vấn về gói bảo hiểm sức khỏe đi kèm với bảo hiểm nhân thọ - Ảnh: T.T.D.

Bộ Tài chính kết luận: Bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm - Ảnh khách hàng nghe tư vấn về gói bảo hiểm sức khỏe đi kèm với bảo hiểm nhân thọ - Ảnh: T.T.D.

Như Tuổi Trẻ phản ánh, Bộ Tài chính vừa có thông báo về kết luận thanh tra bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là qua ngân hàng) tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Đó là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas ở thời kỳ năm 2021 và các thời kỳ có liên quan.

Thông tin về kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nói trên, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Trước đây báo Tuổi Trẻ đã có loạt bài điều tra về việc một số ngân hàng ép khách vay mua bảo hiểm, qua kết luận này "hé lộ" thực tế là sau khi vay cho được (phải mua bảo hiểm) thì người mua sẽ hủy hợp đồng bảo hiểm đó vì không có nhu cầu, họ chấp nhận thiệt hại một ít để vay cho được.
Bạn đọc BÌNH MINH

Cho rằng là nạn nhân bị ép mua bảo hiểm sau khi vay vốn ngân hàng, nhiều bạn đọc bức xúc kể lại câu chuyện của bản thân.

"Tôi là người bị ép mua 2 gói bảo hiểm khi vay vốn ở Ngân hàng BIDV. Anh tôi bị ép mua 1 gói trị giá 20.296.000 đồng, đa số những người vay vốn đều thuộc diện khó khăn mới đi vay ngân hàng, vậy mà tư vấn ép người ta mua gói cao ngất ngưởng để lấy chỉ tiêu và %, sau đó không có khả năng theo đuổi thì hợp đồng bị hủy hiệu lực và người mua mất trắng" - bạn đọc Yến viết.

Cùng số phận, bạn đọc Hoa Hồng bổ sung: "Tôi bị ép mua bảo hiểm của MB rồi mới giải ngân vay mua nhà. Mua cái nhà để chui ra chui vô, nợ còng lưng đã khổ rồi, còn gánh thêm 20 triệu tiền phí bảo hiểm.

Tôi bảo khó khăn giờ chưa có tiền đóng nên đành chấp nhận cho cà thẻ tín dụng nữa. Thế là gánh thêm khoản nợ thẻ tín dụng cho phí bảo hiểm nữa. Không gì khổ bằng người đi vay tiền, đúng thiệt".

Tương tự, bạn đọc Hai bức xúc: "Không mua bảo hiểm không cho vay, tỷ lệ hủy cao đã nói lên tất cả là bị ép mua. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hãy xem xét lại loại hình liên kết này, tại sao khách hàng tiền gửi không mua mà chỉ khách hàng vay?".

Không chỉ người vay mà người gởi tiền cũng bị một số nhân viên ngân hàng vô tâm "lừa", bạn đọc số điện thoại 0909******62, kể: "Tôi gửi tiền cũng bị tư vấn mua bảo hiểm liên kết đầu tư của OCB và Generali. Tôi đã quyết định hủy hợp đồng sau 1 năm khi biết rất nhiều thông tin liên quan bảo hiểm nhân thọ không minh bạch mập mờ".

Để người dân không bị mất tiền oan uổng, bạn đọc Yến đề nghị: "Nhà nước yêu cầu công ty bảo hiểm trả lại tiền cho khách hàng bị ép mua khi vay vốn ngân hàng tôi mới tâm phục khẩu phục, chứ cứ nêu ra rồi không giải quyết được gì thì chỉ tốn thời gian thôi".

Tiếp theo ý này, bạn đọc Tô Văn Vũ thêm vào: "Cần phải thu hồi số tiền đó lại, bởi vì có đủ căn cứ đây là hoàn toàn không tự nguyện. Các bên đã lợi dụng tình hình khó khăn của người vay để thu lợi".

Bạn đọc Thương Linh mong muốn được trả tiền lại, dù biết rằng việc này "rất mong manh và khó".

Về giải pháp lâu dài, nhiều bạn đọc đề nghị cần có quy định rõ ràng về việc các công ty bảo hiểm liên kết với ngân hàng bán bảo hiểm.

Bạn đọc Nam Ho đề xuất: "Cần phải cấm triệt để việc bán bảo hiểm qua ngân hàng, bởi vì đa phần khách mua bảo hiểm qua ngân hàng đều là dạng bị ép mua khi làm thủ tục vay vốn".

Không để giá trị tốt đẹp của bảo hiểm nhân thọ bị các công ty bảo hiểm và các ngân hàng bóp méo vì người mua nào cũng cảnh giác sợ lừa đảo, bạn đọc Đoàn Hòa đề nghị thẳng: "Để thị trường kinh doanh bảo hiểm được minh bạch và phát triển lành mạnh Bộ Tài chính nên cấm ngân hàng bán bảo hiểm vì nhân viên ngân hàng hầu hết không có nghiệp vụ về bảo hiểm, chưa qua đào tạo và được Bộ Tài chính cấp chứng nhận tư vấn bảo hiểm".

Thăm dò ý kiến

Để chấm dứt tình trạng "ép" người vay vốn mua bảo hiểm tại các Ngân hàng, theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bộ Công an đặt nhiều vấn đề vụ gửi tiết kiệm bị 'hô biến' thành bảo hiểm nhân thọ

Lãnh đạo Cục C03 cho hay cơ quan chức năng đang xác minh việc có hay không lãnh đạo SCB chỉ đạo nhân viên tuyên truyền cho khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang gói bảo hiểm của Manulife.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar