10/08/2017 12:24 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn thâu tóm ngành bán lẻ Việt Nam

NHƯ BÌNH thực hiện
NHƯ BÌNH thực hiện

TTO - Việt Nam vẫn duy trì vị trí tốp đầu trong những thị trường trọng điểm về mua bán và sáp nhập (M&A) của Nhật ở Đông Nam Á. Nhiều “đại gia” Nhật đang tính vào như Uniqlo, chuỗi cửa hàng Muji Muji...

Siêu thị Aeon (Nhật Bản) đã thâu tóm hệ thống Citimart của VN. Trong ảnh: một siêu thị Aeon Citimart ở Q.1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là chia sẻ của ông Masataka Sam Yoshida, giám đốc điều hành cao cấp phụ trách thị trường Việt Nam của RECOF Nhật Bản (tập đoàn tư vấn về M&A hàng đầu thế giới). Ông Yoshida phân tích những tiềm năng nhưng cũng “phê” những “góc tối” của doanh nghiệp Việt:

- Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ đang khai thác thị trường nội địa, các thương vụ M&A sẽ giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh, cải thiện năng lực quản trị... Trong khi đó, với nhà đầu tư Nhật, họ nhanh chóng tiếp cận thị trường, sử dụng hệ thống phân phối, thị phần có sẵn...

Kém minh bạch

* So với trước, ông nhìn thấy cơ hội thực hiện các thương vụ M&A ở thị trường Việt Nam thế nào?

- Chất lượng doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện. Trong 6 năm kể từ khi bắt đầu tiếp cận thị trường này, chúng tôi đã đưa hơn 100 doanh nghiệp Nhật đến thương thảo nhưng hơn 20% thất bại.

Có nhiều nguyên nhân, trước tiên là sự kém minh bạch. Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn duy trì hai sổ kế toán. Hầu hết doanh nghiệp Việt đều có báo cáo lợi nhuận không cao, trong khi kiểm tra qua tổ chức trung gian thì họ có lợi nhuận rất tốt.

Dù nhà đầu tư Nhật đã dần quen, nhưng họ vẫn nghi ngại nếu tiếp tục tham gia các công ty như vậy, họ phải có phương án đối phó với quản lý nhà nước trong tương lai sau khi M&A. Với doanh nghiệp đã niêm yết, việc này còn phức tạp hơn vì còn phải có trách nhiệm với nhà đầu tư, cơ quan giám sát...

Mỗi năm, trung bình có khoảng 20 thương vụ M&A của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật với doanh nghiệp Việt. Con số này nếu so với sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật về thị trường Việt Nam là chưa hề tương xứng, bởi tỉ lệ thành công của các thương vụ M&A hiện chỉ vài phần trăm.

* Thời gian các vụ M&A của Nhật ở VN thường rất chóng vánh?

- Vốn điều lệ các doanh nghiệp cổ phần lẫn niêm yết ở Việt Nam khá nhỏ, chỉ ở mức 2-4 triệu USD, khiến các thương vụ M&A chủ yếu ở quy mô nhỏ.

Thực tế so với các nước, thời gian thực hiện thương vụ M&A ở Việt Nam kéo dài hơn. Ở Mỹ hay Nhật Bản chỉ cần 3 tháng để hoàn tất một thương vụ M&A, ở Singapore khoảng 6 tháng, trong khi ở Việt Nam mất ít nhất 1 năm và thêm 4-5 năm để định hình được văn hóa doanh nghiệp sau M&A.

Sắp tới sẽ là bất động sản, bán lẻ...

* Vậy lĩnh vực nào đang được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tiến hành M&A ở Việt Nam theo ghi nhận của RECOF?

- Thời gian tới, nhìn vào danh mục đầu tư được quan tâm, tôi cho rằng bán lẻ và mảng phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác... sẽ vẫn là xu hướng. Bên cạnh đó, mảng giáo dục, bất động sản cũng đang rất được quan tâm.

* Đang có thông tin sẽ có thương vụ M&A từ Nhật Bản mua lại doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường VN?

- Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đang rất lớn. Thị trường tiềm năng vậy thì tại sao nhà bán lẻ, nhà phân phối Nhật Bản có thể bỏ qua? Uniqlo sắp vào Việt Nam, hay chuỗi cửa hàng Muji Muji cũng đang muốn hiện diện ở đây, Hãng bia Asahi theo tôi được biết đã rất cố gắng mua cổ phần của Sabeco...

Quy mô bán lẻ Việt Nam khá hẹp, nên không có nhiều lựa chọn như ở Nhật. Do đó, ngay cả khi khả năng tài chính của nhà đầu tư Nhật hoàn toàn có thể mua một doanh nghiệp quy mô lớn như mảng bán lẻ của Tập đoàn Vingroup thì điều này không thực tế lắm ở Việt Nam.

Tuy vậy, bán lẻ là khái niệm khá lớn, từ thời trang, giày dép, đồ dùng trẻ em, thậm chí còn liên quan đến thương mại điện tử... nên cơ hội còn rất nhiều.

Nhiều thương vụ không công bố

Theo số liệu thống kê M&A của RECOF, năm 2016 Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước ASEAN về số lượng các thương vụ M&A từ Nhật Bản với 22 thương vụ, giá trị giao dịch khoảng 239 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2017 đã có 10 thương vụ M&A giữa doanh nghiệp hai nước, giá trị khoảng 82 triệu USD.

Tuy vậy, theo ông Yoshida, con số này thực tế còn lớn hơn rất nhiều vì có nhiều thương vụ không được công bố cũng như tiết lộ về giá trị.

NHƯ BÌNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Tại buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DSEZA) sáng 23-5, các doanh nghiệp cho biết rất mong muốn mời sinh viên đại học và cả bộ đội vào làm việc, trả lương hấp dẫn.

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

Một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hé mở những kế hoạch đầy tham vọng cho ngành du lịch golf.

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc chính sách, thủ tục khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí sáng 23-5.

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar