19/03/2024 16:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục từng ngày, giới khoa học lo cho tương lai Trái đất

Theo Đài CNN, nhiệt độ bề mặt nước biển trên toàn thế giới trong năm 2023 tăng mạnh theo từng ngày. Tình trạng này khiến nhiều nhà khoa học lo ngại về tương lai của Trái đất.

Nhiệt độ đại dương tăng mạnh khiến bão trở nên mạnh hơn. Trong ảnh là cơn bão Lee băng qua Đại Tây Dương vào ngày 8-9-2023 - Ảnh: GETTY IMAGES

Nhiệt độ đại dương tăng mạnh khiến bão trở nên mạnh hơn. Trong ảnh là cơn bão Lee băng qua Đại Tây Dương vào ngày 8-9-2023 - Ảnh: GETTY IMAGES

Dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) và máy phân tích khí hậu của Trường đại học Maine cho thấy nhiệt độ đại dương bắt đầu tăng kỷ lục vào giữa tháng 3-2023.

Ông Gregory C. Johnson, nhà hải dương học tại NOAA, cho biết nhiệt độ trung bình của đại dương trong năm 2023 cao hơn 0,25 độ C so với năm 2022. Ông nhấn mạnh mức tăng này tương đương với quá trình nóng lên của Trái đất trong 20 năm.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ đại dương tăng lên do hiện tượng nóng lên toàn cầu đi kèm El Nino. El Nino là hiện tượng khí hậu xảy ra khi lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương nóng lên bất thường, kéo dài từ 8 đến 12 tháng hoặc lâu hơn.

Nhiệt độ đại dương tăng khiến hệ sinh thái biển chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác, chẳng hạn như những đợt nắng nóng gắt hoặc mưa dữ dội.

Nhiệt độ đại dương tăng còn gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng.

Tẩy trắng san hô xảy ra khi san hô bị căng thẳng bởi nhiệt độ cao, chúng đẩy tảo sống trong mô ra khỏi cơ thể. Tảo cung cấp tới 90% năng lượng cho san hô nên không có tảo thì chúng sẽ chết dần.

Đầu tháng 3-2024, các nhà khoa học cho biết rạn san hô Great Barrier tại Úc đang hứng chịu đợt tẩy trắng lần thứ 7.

“Đại dương càng ấm thì càng có nhiều năng lượng để cung cấp cho các cơn bão”, theo nhà hải dương học Karina von Schuckmann, đang làm việc tại Tổ chức nghiên cứu giải pháp bảo vệ đại dương Mercator Ocean International (Pháp).

Nhiệt độ tăng chưa từng có ở Bắc Đại Tây Dương, khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bão, khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên. Hiện tại họ vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nhiệt độ đại dương sẽ tiếp tục phá kỷ lục

Khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa của thế giới đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. “Việc đo lường sự nóng lên của đại dương cho phép chúng tôi theo dõi tình trạng và sự tiến triển của quá trình nóng lên toàn cầu. Đại dương là trọng điểm của quá trình nóng lên toàn cầu”, bà Schuckmann nhấn mạnh.

Theo Đài CNN, hiện tượng El Nino đang dần suy yếu và sẽ tiêu tan trong vài tháng tới. Điều này có thể giúp làm giảm nhiệt độ của đại dương, càng tốt hơn nữa nếu La Nina (hiện tượng ngược lại của El Nino) xảy ra.

Bà Schuckmann nói rằng chúng ta không thể biết khi nào nhiệt độ đại dương sẽ giảm xuống dưới mức kỷ lục.

Trong khi đó, ông Johnson cảnh báo nhiệt độ đại dương sẽ “tiếp tục phá kỷ lục nếu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng”.

Đại Tây Dương bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn?

Các đại dương dường như là vĩnh cửu đối với tuổi thọ của con người, nhưng chúng không tồn tại lâu: chúng được sinh ra, lớn lên và một ngày nào đó cũng sẽ suy tàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar