10/05/2016 14:46 GMT+7

​Nhiệm vụ khó khăn của ông Rodrigo Duterte 

D.KIM THOA tổng hợp
D.KIM THOA tổng hợp

TTO - Các kết quả chưa chính thức trong cuộc bầu cử tại Philippines cho thấy ông Rodrigo Duterte sẽ trở thành tân tổng thống của quốc gia này.

Chiến dịch tranh cử của ông Duterte đã đồng điệu với sự mong đợi ở những người dân đang cảm thấy mệt mỏi vì thực tại - Ảnh: AFP

Theo BBC, từ góc độ kinh tế, giới quan sát cho rằng rất khó để hiểu người dân Philippines đã nhìn thấy những hứa hẹn gì trong các kế hoạch phát triển kinh tế đất nước của ông Duterte. Vì thực tế ông không hề tỏ ra là có một kế hoạch hay có lộ trình nào cho vấn đề này.

Hoặc nếu có thì ông cũng không hề đề cập tới nó trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tuy nhiên 4 ứng cử viên tổng thống khác cũng không tỏ ra xuất sắc hơn, ít nhất là cũng không đề cập nhiều tới vấn đề kinh tế.

Philippines là một trong những “con hổ đang trỗi dậy” của khu vực Đông Nam Á. Những năm qua, dưới sự điều hành của chính quyền tổng thống Aquino, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của nước này đã đạt 6%, một trong những tỉ lệ cao nhất ở khu vực châu Á.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Philippines cũng tăng gấp 4 lần. Hiệu quả thu thuế cải thiện và ít nhất đã có thêm 4 triệu việc làm mới được tạo ra, mặc dù đó vẫn là con số rất khiêm tốn so với tổng số 102 triệu dân của nước này.

Dù vậy, với đại đa số người dân Philippines, họ vẫn chưa cảm nhận được lợi ích từ tốc độ tăng trưởng đó. Phần lớn mệt mỏi với những gì đang diễn ra ở thực tại.

Đó là những buổi đi làm của các công nhân viên đằng đẵng trên chuyến tàu điện kẽo kẹt mất tới 4 giờ đi, về mỗi ngày trong khi tiền lương kiếm được chỉ đủ giúp gia đình họ không bị chết đói.

Đó là những chuyến đi xuất khẩu lao động kéo dài nhiều năm ở nước ngoài để kiếm tiền gửi về gia đình. Nhưng khi trở về thì vợ chồng tan đàn xẻ nghé, con cái không nhận ra cha/mẹ.

Đó cũng có thể là việc thi thoảng bị một cảnh sát chặn lại trên đường vì một vi phạm nào đó và phải dúi vào tay họ chút tiền hối lộ để đi cho kịp giờ làm…

Những tình huống mệt mỏi, phiền muộn đó phần nào khiến dư luận có thể hiểu được vì sao người dân Philippines đã chọn ông Duterte trong đợt bầu cử lần này.

Các số liệu thống kê về nền kinh tế Philippines cho thấy sự chênh lệch và ảm đạm. Chỉ một nhóm gia đình ở nước này nhưng đã sở hữu gần như toàn bộ tài sản trong nước. Trong khi đó 25% dân số vẫn sống dưới mức nghèo.

Con số này đã không thay đổi nhiều trong hai thập kỷ qua.

Những tuyên bố mạnh mẽ của ông Duterte trong việc dẹp trừ nạn tham nhũng khiến ông được nhiều cử tri Philippines yêu mến. Tuy nhiên giới đầu tư nước ngoài lo ngại sự khó đoán định ở ông. Không ai biết ông Duterte đã có những dự liệu gì để phát triển nền kinh tế Philippines.

Rõ ràng để thuyết phục được giới đầu tư nước ngoài cũng như chứng tỏ với người dân Philippines rằng họ đã đúng khi chọn ông, ông Duterte sẽ phải đảm đương một nhiệm vụ không đơn giản.

Philippines đã gặt hái được những thành quả ấn tượng trong các năm qua và đã không còn bị coi là một quốc gia yếu ớt của châu Á nữa.

Ông Duterte phải đảm bảo việc thúc đẩy được những cải cách kinh tế hiệu quả, nếu không, chẳng ai dám chắc là quá khứ tồi tệ không biến thành hiện thực tại quốc gia có hơn 7.100 hòn đảo Philippines.

D.KIM THOA tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar