08/04/2023 22:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Người tốt là liều thuốc giảm đau cho xã hội

‘Người tốt có lẽ cần quay trở lại trong vị trí trung tâm của văn học. Vì người tốt ở góc cạnh nào đó là liều thuốc giảm đau cho xã hội trong tình thế hết sức chông gai và bão tố của con người hiện nay’.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Người tốt là liều thuốc giảm đau cho xã hội - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Phát biểu của nhà văn Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - tại buổi khai mạc trại sáng tác cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ 5 giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra chiều 8-4 tại Quảng Ninh.

Trại sáng tác do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, dành cho 35 nhà văn phần lớn ở khu vực phía Bắc, thuộc nhiều thế hệ. Sau đó sẽ có các trại sáng tác dành cho nhà văn khu vực phía Nam.

Viết về người tốt thì văn chương không sang trọng?

Phát biểu về việc thiếu vắng những nhân vật người tốt, trong khi cái xấu, cái ác, cái tiêu cực đang lấn át trong các tác phẩm văn học, theo ông Phương, đây là vấn đề ban chấp hành Hội Nhà văn thấy cần phải lưu ý.

"Văn học của chúng ta giai đoạn trước dù có thế này thế kia, có những hạn chế về phương pháp sáng tác, về quan điểm, nhưng rõ ràng người tốt chiếm thế thượng phong trong các tác phẩm văn học.

Họ đấu tranh với cái xấu, kẻ ác để kiềm chế chúng và có thể khiến cái ác phải xấu hổ, cái xấu chùn bước.

Nhưng bây giờ họ vắng bóng dần. Nếu có thì nhân vật người tốt dường như trở thành nạn nhân, trở thành cái nền cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực thi triển kỹ thuật của mình", ông Phương nói.

Thử giải đáp hiện tượng này, phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đặt câu hỏi phải chăng một bộ phận nhà văn nghĩ rằng chỉ màu đen mới là hấp lực khiến người đọc chú tâm? Nhân vật văn học phải phức tạp, ngoắt ngoéo thì mới là văn chương hay?

Hay viết về người tốt thuần túy, tốt từ ý nghĩ đến hành động, thì văn học không sang trọng nữa mà thành văn bản tuyên truyền người tốt việc tốt.

Khẳng định không cùng suy nghĩ này, theo ông, lịch sử văn học cả Việt Nam và thế giới có rất nhiều nhân vật người tốt.

Dẫn ví dụ Đông Ki Sốt, ông nói: "Một ông hiệp sĩ dở điên chuyên đi chiến đấu chống lại những kẻ thù do ông tưởng tượng ra để bảo vệ người tốt.

Trong suốt cuộc đời Đông Ki Sốt không thắng trận nào, từ cái cối xay gió đến con lợn. Nhưng hành trình thua của ông lại là sự chiến thắng của lòng tốt. Nhân vật này khiến người ta tin rằng đâu đó giữa thế gian vẫn có một Đông Ki Sốt sẵn sàng bảo vệ họ".

Và nhân vật này tồn tại gần như vĩnh cửu ngang với những nhân vật phức tạp nhất của Goethe.

Khi chiến sĩ công an là "người tốt hoàn hảo"

Nói câu chuyện cần đưa nhân vật người tốt trở lại vị trí trung tâm của văn học, ông Phương muốn khẳng định cuộc thi viết về những gương sáng hy sinh vì bình yên cuộc sống trong lực lượng công an hoàn toàn có thể có được những tác phẩm xuất sắc chứ không phải chỉ là những viết lách giản đơn tuyên truyền người tốt việc tốt.

Tất nhiên nghiêng về phía nào là tùy vào tài năng của các nhà văn.

Nhưng ông khẳng định, các chiến sĩ công an dù chẳng phải là ông Bụt hay siêu nhân, nhưng do tính chất nghề nghiệp họ đôi khi phải hy sinh hạnh phúc cá nhân phục vụ cho hạnh phúc cộng đồng trước. Đôi khi vì trách nhiệm công việc mà họ phải đánh đổi sự an toàn cuộc sống của mình lấy sự an toàn cho cộng đồng mình.

Và đó là sự hy sinh hết sức cao cả.

"Đấy là trách nhiệm nhưng khi trách nhiệm thực hiện triệt để, thành tâm đến mức dùng cả tính mạng mình ra để thực hiện thì trách nhiệm ấy chuyển hóa thành lương tri, đạo đức.

Khi nghĩa vụ trách nhiệm biến thành lương tri, đạo đức thì đấy là một người tốt hoàn hảo trong xã hội. Văn học cần phải soi sáng ở góc cạnh này của người chiến sĩ", ông Phương nói.

Khi nhà văn nằm xuống, đồi núi của anh ta mới trồi lên

TTO - Ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ 9 giữa lúc nhiều thành phố trong cả nước phải giãn cách, Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương - người được đánh giá là một trong vài cây bút văn xuôi xuất sắc nhất hiện nay - được nhiều bạn đọc ngóng đợi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar