22/07/2007 03:06 GMT+7

Nhà văn Kim Lân và truyện ngắn cuối cùng

PHONG ĐIỆP
PHONG ĐIỆP

TT - Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đọc các tác phẩm văn chương, tôi luôn có nhiều hình dung về diện mạo các nhà văn.Họ viết như thế, họ sẽ có diện mạo như thế, tính cách như thế.

Phóng to
Nhà văn Kim Lân và con trai - họa sĩ Thành Chương - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
TT - Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đọc các tác phẩm văn chương, tôi luôn có nhiều hình dung về diện mạo các nhà văn.Họ viết như thế, họ sẽ có diện mạo như thế, tính cách như thế.

Nhà văn Kim Lân đã qua đời

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Sự hình dung trong trí tưởng tượng đôi khi rất buồn cười. Ví dụ Ma Văn Kháng chắc là người dân tộc, áo thâm, quần đen, miệng hút kèn thuốc cuốn dài như cái đũa. Những hình ảnh do trí tưởng tượng được dựng lên, chẳng cần một sự lý giải nào cả. Mỗi người mỗi vẻ, đi vào trong những giấc mơ văn chương thuở nhỏ. Song một điểm chung cho sự bay bổng của trí tưởng tượng thuở ấy, đó là những nhà văn trở nên gần gũi hơn, gắn bó hơn với tuổi thơ tôi.

Rồi đến khi có cơ hội gặp gỡ, họ hiện lên hoặc giống, hoặc hoàn toàn lạ lẫm với sự hình dung của mình.

Nhà văn Kim Lân, lần đầu gặp, khác xa với hình dung về ông trước đó. Ông hiện lên là một con người nhỏ thó, vui tính, dễ chịu. Một con người mà khi gặp khiến bạn có cảm giác thân gần.

Khi đó tôi dự trại viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn tổ chức năm 1991 tại Hà Nội. Nhà văn Kim Lân được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tôi. Ông đọc một cách chăm chú những bản thảo tôi mang đến trại viết, cả văn và thơ. Tôi khi đó - một đứa con nít đầy huyễn tưởng về mình - chờ đợi những lời khen từ ông. Nhưng ông chỉ trầm tư nhìn ra ngoài cửa. Ông suy nghĩ một điều gì đó rất lung. Đoạn ông hỏi tôi về chuyện học hành, chuyện viết lách. Như một người ông hỏi chuyện cháu sau nhiều ngày xa cách. Ông chẳng đưa ra lời nhận xét hay khuyên răn gì. Chỉ đơn giản là hỏi chuyện. Điều ấy - ngày ấy - khiến tôi không thỏa mãn.

Rồi bẵng đi...

Thời gian run rủi tôi đi vào nghiệp viết lách. Nhà văn Kim Lân vẫn thấp thoáng qua lại báo Văn Nghệ. Ông chắc không nhớ tôi - con bé ở trại viết ngày ấy. Nhưng tôi vẫn lặng lẽ quan sát ông, lắng nghe ông. Tôi thích phong thái nhà nho, thâm trầm, uyên bác ở ông.

Rồi bất chợt có những lúc giữa cuộc trò chuyện vui vẻ, tôi gặp cái buồn hằn trên mặt ông già nhỏ thó ấy. Cái buồn tụ lại trong mắt, nhưng nhức. Ông lặng lẽ rời đi. Cái dáng người bé nhỏ lướt nhanh qua người khác.

Tôi từng được nghe kể lại về truyện ngắn cuối đời của ông. Truyện ngắn ấy ông chưa hề viết ra dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Ông giữ lại cho riêng mình.

Chuyện về một người đàn ông câm. Vì câm nên không ai biết ông ta nói gì, nghĩ gì, kể cả những người thân. Ông ta nuôi một con chó. Điều lạ kỳ là con chó hiểu được ông chủ của mình. Hai người tìm được ngôn ngữ chung để “nói” được với nhau, để hiểu nhau. Nhưng có một chiến dịch tàn sát chó. Cảm nhận được sự hiểm nguy đến với mình, con chó bỏ chạy. Đúng lúc nó sắp chạy thoát thì người đàn ông câm cất lên một tiếng kêu như tiếng tru, đau đớn và tuyệt vọng. Tiếng kêu níu kéo con chó lại. Nó trở về với người bạn của mình, dù biết rằng sẽ bị giết.

Câu chuyện ấy ám ảnh tôi. Tôi tự hỏi nhà văn Kim Lân đã giữ câu chuyện ấy trong mình bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng để rồi vẫn quyết định không viết ra. Mà không viết ra thì nó vẫn cứ đeo đuổi mình, làm mình như kẻ mắc nợ. Phải chăng ông quyết định giữ nỗi dằn vặt ấy chỉ cho riêng mình.

Và tôi chợt giật mình nhớ lại cuộc gặp mặt lần đầu tiên với nhà văn Kim Lân. Không một lời khuyên răn hay nhận xét gì. Ngày ấy - tôi, một đứa học trò nóng vội và nông nổi - đã không hiểu tại sao lại như thế. Sau này, có va vấp trên đường đời mới tự nghiệm ra rằng: hãy cứ đi và tự rút ra bài học cho mình. Giả sử ngày ấy ông cứ khuyên răn tôi điều này điều nọ, chắc gì tôi đã nhớ, đã nghe và đã hiểu?

Đó là bài học đầu tiên mà con người thâm thúy và rất đỗi nhân hậu ấy dành cho tôi.

Giờ thì ông đi, nhẹ nhõm. Cái lẽ sống và biết sống sẽ dành lại cho những người đang sống đây.

PHONG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar