21/03/2022 08:53 GMT+7

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ - tác giả phim 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm', 'Em bé Hà Nội'... - qua đời

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ, tác giả của nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Em bé Hà Nội”... vừa qua đời. Ông từng là nhà biên kịch đầu tiên được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ - tác giả phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội... - qua đời - Ảnh 1.

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và hình ảnh bộ phim gắn với tên tuổi ông - Ảnh: Gia đình cung cấp

Theo thông tin từ gia đình, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ mất vào ngày 20-3, hưởng thọ 90 tuổi. Cả cuộc đời ông gắn bó với những trang viết, tái hiện cuộc sống với những sự kiện lớn của đất nước.

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ sinh năm 1932, tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ năm 1946, ông Hoàng Tích Chỉ đã sớm giác ngộ cách mạng và làm trinh sát ở Ty Liêm phóng Bắc Giang.

Năm 1956, ông làm trưởng phòng văn nghệ Ty Văn hóa Bắc Giang. Năm 1959 học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1961, ông Hoàng Tích Chỉ học lớp biên kịch Trường Điện ảnh Việt Nam và năm 1964 làm trưởng phòng biên tập Hãng phim truyện Việt Nam, sau giữ chức giám đốc Hãng phim truyện I - Cục Điện ảnh.

Ông là nhà biên kịch thế hệ đầu tiên, gắn với nhiều bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam được nhiều thế hệ khán giả yêu mến như:

- Biển gọi (Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ I - 1970);

- Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973, Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II - 1973);

- Em bé Hà Nội (Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III - 1975, Giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva - 1975);

- Mắt bão (1972) dựng thành phim Tọa độ chết (1985);

- Mối tình đầu (1977, Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V - 1980, Giải Chiếc thuyền bạc Liên hoan phim hiện thực mới tại Ý - 1981);

- Thành phố lúc rạng đông (1975, Giải Bồ câu vàng đặc biệt, Liên hoan phim Leipzig - CHDC Đức);

- Tiểu thuyết Tướng cướp hoàn lương dựng thành phim truyện SBC; Người đàn bà bị săn đuổi (1990);

- Từ tiểu thuyết Bóng ma rừng Sác dựng thành phim Bông hoa rừng Sác (1995)…

Năm 2012, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm: Trên vĩ tuyến 17 (kịch bản phim truyện); Biển gọi (kịch bản phim truyện); Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (biên kịch thứ nhất phim truyện); Em bé Hà Nội (biên kịch thứ nhất phim truyện); Mối tình đầu (biên kịch thứ nhất phim truyện); Thành phố lúc rạng đông (biên kịch thứ nhất phim tài liệu).

Nhà biên kịch Hoàng Tích chỉ là một trong những đại diện cho thế hệ nghệ sĩ tài năng, nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề. Với tâm niệm người cầm bút phải bám sát hiện thực cuộc sống nóng bỏng đang diễn ra, ông cùng nhiều nghệ sĩ cùng thế hệ đã có mặt ở chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông được xây dựng từ những nguyên mẫu ở những nơi ông đã đến, quan sát và trải nghiệm.

Kịch bản Bão tuyến dựng thành phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm được viết sau khi ông và đạo diễn Hải Ninh đến "chảo lửa" Vĩnh Linh và nghe kể về những hy sinh thầm lặng của một phụ nữ ở Quảng Trị.

Bộ phim sau này nhận được nhiều giải thưởng và mang lại giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho diễn viên Trà Giang tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva năm 1973.

Đi tìm o Dịu của Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm

TTCN - Bộ phim Vĩ tuyến 17- ngày và đêm như một biên niên sử bi tráng về miền đất đôi bờ Hiền Lương kể từ sau hiệp định Geneve tháng 7-1954 với nhân vật chính là o Dịu (Trà Giang thủ diễn), chỉ huy đội du kích làng Cát.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar