20/07/2024 17:45 GMT+7

Người Việt Nam béo bụng hơn cả người châu Âu

Người châu Á, trong đó có Việt Nam, có mức độ béo bụng cao hơn người châu Âu, khác với những suy nghĩ lâu nay.

Nhiều người Việt đang gặp tình trạng béo bụng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nhiều người Việt đang gặp tình trạng béo bụng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đó là thông tin khá thú vị được đưa ra tại Hội nghị khoa học về bệnh nội tiết đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa Việt Nam lần thứ 12 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-7.

Cần giảm béo bụng

Trao đổi tại hội nghị, TS Lâm Văn Hoàng - trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM - cho biết mỡ trên cơ thể người được phân chia thành nhiều loại gồm mỡ trắng, mỡ nâu, mỡ nội tạng, mỡ dưới da.

Trong đó, mỡ nội tạng và mỡ dưới da được quan tâm nhiều. Đặc biệt tích lũy mỡ nội tạng góp phần dẫn đến béo bụng, là một yếu tố nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và nhiễm độc mỡ.

Theo bác sĩ Hoàng, vòng eo là một thước đo mỡ nội tạng dễ thực hiện. 

Mỡ nội tạng tỉ lệ thuận với vòng eo. Có nhiều cách khác nhau để ước lượng mỡ nội tạng như đo vòng eo, tỉ lệ eo - hông và eo - chiều cao, chụp CT, MRI…

Bác sĩ Hoàng dẫn nghiên cứu chứng minh rằng có sự khác nhau giữa giới tính, dân tộc... để chẩn đoán béo bụng. Người châu Á, Việt Nam có mức độ béo bụng cao hơn người châu Âu với cùng một vòng eo.

"Với những ảnh hưởng đến sức khỏe của mỡ nội tạng - béo bụng, thì mục tiêu của điều trị béo phì nên hướng đến việc giảm mỡ nội tạng, cải thiện những dấu chỉ chuyển hóa cho người bệnh để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe", bác sĩ Hoàng nêu.

Hội nghị khoa học do Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam tổ chức quy tụ hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hội nghị khoa học do Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam tổ chức quy tụ hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu thừa cân, béo phì

Bác sĩ Nguyễn Thị Lựu, phó khoa thận - tiết niệu Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết tại Việt Nam, tỉ lệ béo phì và các bệnh đi kèm liên quan ngày càng tăng.

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2017 - 2022, Việt Nam đã chứng kiến xu hướng gia tăng đáng lo ngại về tình trạng béo phì, với sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh này trong hai thập kỷ qua.

"Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành đã tăng lên, đạt khoảng 26,8% ở khu vực thành thị và 18,3% ở nông thôn. Hơn nữa, tỉ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng cho thấy sự gia tăng đáng báo động, nhấn mạnh tính cấp thiết của các biện pháp can thiệp phù hợp nhắm vào các nhóm tuổi khác nhau trong dân số Việt Nam", bác sĩ Lựu cho hay.

PGS.TS Trần Thị Thanh Hóa - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương - cho biết thừa cân, béo phì là một trong những nguy cơ của nhiều bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư.

Khoảng 80% người mắc bệnh tim mạch có thừa cân béo phì. Khoảng 50% nguy cơ bệnh mạch vành và khoảng 25% nguy cơ đột quỵ do thừa cân hoặc béo phì. Bà Hóa cho rằng giảm cân giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và các biến cố tim mạch bất lợi.

Kết hợp nhiều yếu tố để giảm cân

TS Nguyễn Tiến Sơn - phó chủ nhiệm khoa khớp, bộ môn khớp và nội tiết Bệnh viện Quân y 103 - cho biết việc quản lý béo phì hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp nhiều yếu tố gồm tư vấn, điều trị từ các nhân viên y tế, hỗ trợ thay đổi lối sống cá nhân, sự đồng hành của gia đình, các câu lạc bộ, hội nhóm giảm cân…

Trong đó, theo bác sĩ Sơn, chế độ ăn kiêng và tập luyện đóng vai trò then chốt trong mô hình điều trị và thường là biện pháp can thiệp đầu tiên những người béo phì áp dụng.

Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân thay đổi chế độ ăn, cải thiện thói quen ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất và tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để duy trì quản lý cân nặng lâu dài, bền vững.

Vì sao người thừa cân béo phì nhưng lại suy dinh dưỡng?

Nhiều trẻ bị thừa cân béo phì nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân là do cha mẹ áp dụng cho con một chế độ ăn không cân đối, ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột và chất béo…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar