12/02/2023 09:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người Việt có chịu chi tiền cho ChatGPT Plus?

Cơn sốt ChatGPT lại tiếp tục thu hút sự chú ý của người dùng Việt Nam khi OpenAI công bố mở phiên bản nâng cao ChatGPT Plus cho thị trường Việt Nam với mức phí 20 USD (khoảng 470.000 đồng) mỗi tháng.

Các bạn trẻ tìm hiểu về ChatGPT - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Các bạn trẻ tìm hiểu về ChatGPT - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trong ngày 11-2, những người dùng tại Việt Nam đã có tài khoản ChatGPT đều nhận được thông báo: "ChatGPT Plus đã dùng được tại Việt Nam từ 10-2". 

Có vẻ chuyện đông đảo cư dân mạng Việt Nam đua nhau tìm cách đăng ký tài khoản, khí thế trải nghiệm và khoe kết quả chat với robot đã có tác động đến OpenAI - công ty sở hữu dịch vụ ChatGPT. 

Kết quả là thị trường Việt Nam đã được chú ý và "mở" ngay phiên bản nâng cao cho người dùng Việt.

Phiên bản cao cấp có gì hay?

Theo giới thiệu ngắn gọn của OpenAI, phiên bản ChatGPT Plus sẽ cho phép người dùng được sử dụng dịch vụ ngay cả trong những giờ "cao điểm". 

Tức là dù lượng truy cập vào ChatGPT có đông cỡ nào, những người dùng trả phí vẫn được cung cấp "lối đi riêng" giống hạng thương gia hay khách VIP khi đi máy bay.

Song song đó, tốc độ trả lời của ChatGPT Plus cũng sẽ nhanh hơn. Người dùng ChatGPT Plus còn được ưu tiên trải nghiệm những tính năng cũng như những phát triển mới nhất của dịch vụ. 

Bên cạnh đó, để chứng minh cái sự hơn của phiên bản nâng cao, các đặc tính của phiên bản bình thường (đăng ký miễn phí, chưa hỗ trợ địa chỉ tại Việt Nam) cũng được ChatGPT nêu ra: không sử dụng được khi lượng truy cập cao, tốc độ trả lời "tiêu chuẩn" (như hiện nay là trả lời từng chữ), trải nghiệm tính năng và phát triển mới theo... quy trình.

Mặc dù thông báo đã mở phiên bản nâng cao ChatGPT Plus cho thị trường Việt Nam từ ngày 10-2 nhưng ChatGPT vẫn chưa cho người dùng tại Việt Nam đăng ký tài khoản mới theo cách "chính thống".

Chiều 11-2, chúng tôi thử truy cập vào trang web chat.openai.com để đăng ký tài khoản mới thì vẫn nhận được thông báo cũ: "dịch vụ vẫn chưa hỗ trợ quốc gia của bạn". 

Việc này lại mâu thuẫn với chính thông báo của OpenAI về việc cung cấp ChatGPT Plus cho người dùng tại Việt Nam. 

Trong khi những người dùng đã có tài khoản ChatGPT tại Việt Nam hiện nay đều phải dùng đến các chiêu "lách quy định" như: đổi địa chỉ mạng ra nước ngoài; thuê, nhờ số điện thoại nước ngoài (Anh, Mỹ...) xác thực để kích hoạt tài khoản.

Thậm chí, ngay cả những người muốn trả tiền để được trải nghiệm ChatGPT Plus ngay trong ngày 11-2 cũng không được chấp nhận. Anh Bình Minh, kỹ sư công nghệ (TP.HCM), cho biết: "Ngay khi thấy thông báo mở tính năng ChatGPT Plus, tôi liền đăng ký ngay. 

Tuy nhiên, khi thực hiện thanh toán 20 USD, tôi nhận được thông báo thẻ của mình bị từ chối, phải thử thẻ khác. Những lần tiếp đó, dù đã nhập các thông tin thẻ thanh toán quốc tế hoàn toàn chính xác và thử nhiều thẻ khác nhau, tôi vẫn nhận được thông báo từ chối thẻ. 

Có vẻ khâu kết nối giao dịch của OpenAI có trục trặc". Nhiều người dùng khác cũng nhận thông báo tương tự khi tiến hành thanh toán để có tài khoản ChatGPT Plus.

20 USD là quá cao

Tìm hiểu nhanh chiều 11-2, khá nhiều người dùng, nhất là những người làm trong ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, truyền thông, cho biết sẵn sàng trả tiền để trải nghiệm ChatGPT Plus nhưng chỉ trong một tháng đầu tiên..., còn sau đó "tùy tình hình rồi tính tiếp".

Trong khi đó, hầu hết người dùng bình thường cho biết sẽ không dùng ChatGPT Plus vì mức phí đến gần 500.000 đồng mỗi tháng là quá cao. 

Hơn nữa, những giới thiệu của OpenAI cho thấy ChatGPT Plus không vượt trội nhiều so với phiên bản miễn phí.

Chị Thủy Tiên (TP.HCM) còn cho rằng: "Mức giá đến gần 500.000 đồng mỗi tháng có thể dùng để trả tiền Internet và tiền gửi xe của gia đình, phiên bản miễn phí bình thường vẫn ổn, chỉ chậm chút thời gian chứ không thua kém gì bản Plus". 

Sau thời gian trải nghiệm với ChatGPT, chị Lệ Hà, nhân viên truyền thông (TP.HCM), còn cho rằng: "Không việc gì phải trả tiền cho ChatGPT. 

Cách trả lời của ChatGPT vẫn không thoát cái cốt "máy móc". Những câu mang tính vặn vẹo thì nó trả lời nước đôi, đôi khi không hiểu câu hỏi nhưng vẫn cứ trả lời nên thành ra... tào lao"...

Theo chuyên gia truyền thông Dy Khoa, thời gian vừa qua, hàng loạt người dùng Việt đã hồ hởi sử dụng ChatGPT "thử" xem nó là gì và chia sẻ hình ảnh các câu trả lời lên mạng xã hội như một trend (xu hướng). 

"Nhiều người chưa thật sự khai thác ChatGPT vào công việc mà chỉ xem đây như một hình thức giải trí, bám trend. 

Do đó, việc nền tảng này triển khai thu phí với một số tính năng cũng sẽ nhận được sự quan tâm bước đầu của người dùng mạng Việt Nam, có thể họ sẽ sẵn sàng đóng phí 1 - 2 tháng đầu. Nhưng để tiếp tục đóng trong các tháng sau như một dịch vụ công nghệ thiết yếu khác thì rất khó", ông Khoa nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Vĩ, giám đốc Công ty truyền thông Buzi, cũng cho rằng: "Mức giá gần 500.000 đồng mỗi tháng cho một tài khoản sử dụng ChatGPT sẽ là một khoản chi cần cân nhắc vì hiện nay các mặt hạn chế của dịch vụ này bắt đầu bộc lộ khá nhiều. 

Ví dụ như các nguồn tin chưa được xác thực hoặc các thông tin chưa đúng, thậm chí đã có những cảnh báo về việc bảo mật thông tin người dùng trong quá trình sử dụng...".

Nhiều người dùng Việt nằm trong "danh sách đen" thanh toán?

Chia sẻ với Tuổi Trẻ chiều 11-2, một chuyên gia công nghệ nhận định việc OpenAI không chấp nhận các thẻ thanh toán quốc tế của người dùng Việt Nam là bởi vì "Việt Nam có thể đang bị liệt vào danh sách đen (blacklist) của cổng thanh toán Stripe đang được OpenAI sử dụng cho các giao dịch".

Stripe là dịch vụ trung gian thanh toán nổi tiếng trên thế giới, hoạt động giống như Napas của Việt Nam.

Chuyện Việt Nam bị liệt vào "danh sách đen" của Stripe có thể bởi các lý do như: dùng nhiều tài khoản "ăn cắp", tài khoản "chùa" trong các giao dịch; dùng các chiêu thức bán hàng gian lận, quảng cáo lố, bán hàng giả... và bị người mua phản ánh...

"OpenAI có thể không biết rằng Stripe đang chặn thanh toán từ Việt Nam, nên thành ra ChatGPT Plus mở cho người dùng tại Việt Nam thì cũng như không", vị chuyên gia nhận xét.

Không việc gì phải vội vàng

Đánh giá sơ bộ về ChatGPT Plus, ông Hà Đức Trung, giám đốc công nghệ Công ty dịch vụ chuyển đổi số Tanca.io, cho rằng: "Những giới thiệu của OpenAI chưa cho thấy ChatGPT Plus có gì thực sự hấp dẫn đáng để người dùng phải trả đến 20 USD mỗi tháng để trải nghiệm.

Trong khi đó, một trong những điều quan trọng người dùng cần ở ChatGPT là tính thời sự của thông tin, nhưng dữ liệu hiện có của ChatGPT vẫn chỉ giới hạn tới năm 2021.

Trong khi đó, chắc chắn các ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới sẽ nhanh chóng có những cải thiện và tính năng không thua kém ChatGPT, mức giá nếu có cũng sẽ rất cạnh tranh... Người dùng Việt không việc gì phải vội vàng".

ChatGPT Plus mở cho Việt Nam nhưng chưa chấp nhận thanh toán lẫn đăng ký tài khoản

Dịch vụ trò chuyện ‘máy học thông minh’ ChatGPT thông báo phiên bản Plus đã mở cho người dùng tại Việt Nam nhưng chưa chấp nhận thanh toán đăng ký tài khoản mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar