22/11/2024 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giảng viên cần phải 'thông minh' hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT.

Giảng viên cần phải 'thông minh' hơn ChatGPT - Ảnh 1.

Ông Tăng Hữu Phong - phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (phải) - tặng hoa cho ban tổ chức hội thảo - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sáng 22-11, hội thảo khoa học quốc gia "Ảnh hưởng của ChatGPT và các công cụ tương tự đối với chất lượng dạy, học các môn lý luận chính trị" do Trường đại học Tài chính - Marketing phối hợp với Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối đại học, cao đẳng TP.HCM tổ chức với sự tham dự của gần 100 nhà khoa học.

ChatGPT đặt ra nhiều thách thức lớn cho giảng viên

Theo đại tá, TS Phạm Văn Quốc (Trường đại học Nguyễn Huệ), sự xuất hiện của ChatGPT là bước đột phá trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), có tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục nói chung và giáo dục lý luận chính trị nói riêng.

Theo nghiên cứu ở một số cơ sở đào tạo lý luận chính trị, với sự hỗ trợ của ChatGPT, cả người dạy và người học rút ngắn thời gian để tìm kiếm thông tin hơn so với trước; chuẩn bị một bản thảo đề cương cho môn học chỉ mất khoảng 30 phút, thậm chí nhanh hơn.

Bên cạnh các ưu điểm, ứng dụng này cũng đặt ra các thách thức lớn cho đội ngũ giảng viên và các cơ sở đào tạo trong việc thay đổi phương pháp giảng và cách kiểm tra, đánh giá người học hay thay đổi chuẩn chương trình.

"Khó khăn, thách thức mà giáo dục lý luận chính trị phải đối mặt trong những năm tới sẽ lớn hơn khi mà ChatGPT ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Hiện tại, hệ thống giáo dục của khá nhiều nước bày tỏ lo ngại rằng ứng dụng AI sẽ giúp sinh viên dễ dàng gian lận trong thi cử và đạo văn", ông Quốc nhận định.

PGS.TS Phạm Thị Kiên (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng: "Khi sử dụng ChatGPT, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và trả lời các câu hỏi mà không cần đến sự hướng dẫn của giảng viên, điều này làm giảm cơ hội tương tác trực tiếp và làm mất đi tính kết nối giữa giảng viên và sinh viên.

Thêm vào đó, ChatGPT có thể làm giảm khả năng tập trung và chú ý của sinh viên, khi các em dễ bị phân tâm bởi các thông báo và tin nhắn khác trong quá trình học tập.

Ngoài ra, sự phụ thuộc vào ChatGPT có thể làm giảm cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp trực tiếp của sinh viên với giảng viên và bạn bè cùng lớp, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của sinh viên trong tương lai".

Giảng viên cần phải thông minh hơn ChatGPT - Ảnh 2.

Các nhà khoa học khẳng định ChatGPT không thể thay thế giảng viên trong giảng dạy - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Cần khuyến khích sử dụng ChatGPT trong dạy và học

Theo TS Quốc, dù còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực, thách thức tiềm ẩn, nhưng nếu có cách tiếp cận đúng đắn, có giải pháp phù hợp thì ChatGPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của phương thức giáo dục lý luận chính trị.

"Trong giáo dục lý luận chính trị không những không loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, mà còn phải tích cực khuyến khích sử dụng và tìm cách biến thách thức thành điều kiện nâng cao chất lượng của chính quá trình giáo dục lý luận chính trị ở mỗi cơ sở đào tạo", ông Quốc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông kiến nghị phải đổi mới hình thức đánh giá bằng cách giảm tối đa việc dựa trên cách viết bài luận và tăng tối đa hình thức vấn đáp, trao đổi trực tiếp để đánh giá, đánh giá thông qua các bài thuyết trình.

Tương tự, PGS.TS Phạm Thị Kiên cũng cho rằng hiện nay không thể cấm sinh viên sử dụng ChatGPT. Việc ứng dụng ChatGPT trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra một số thách thức nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Một trong những vấn đề chính là thiếu sự tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên.

Cần đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo định hướng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, kết hợp phương pháp dùng lời nói với phương pháp trực quan và phương pháp thực tiễn.

Do vậy, giảng viên cần trở thành những nhà sáng tạo nội dung thật sự, cần phải nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, để ChatGPT thực sự trở thành phương tiện trong giảng dạy, nghiên cứu.

Giảng viên cần phải thông minh hơn ChatGPT - Ảnh 4.

Các nhà khoa học phát biểu tại hội thảo sáng 22-11 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Đề cao tính liêm chính khoa học thuật

TS Đặng Thị Minh Phượng (Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) cũng nhận định trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, ChatGPT có tác động tích cực vào quá trình giảng dạy bằng cách cung cấp những trải nghiệm mới, đồng thời cũng tồn tại những tiêu cực tiếp tục cần được nghiên cứu, lý giải nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh, hạn chế những rủi ro, bất cập của ChatGPT khi giảng dạy các môn học lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay.

Giảng viên dạy những môn học này không những phải truyền đạt kiến thức lý luận, thực tế mà còn cần khuyến khích tư duy phê phán, phản biện, phân tích các quan điểm, nguồn tư liệu, sử liệu cần thiết cho sinh viên.

Đối với giảng viên "phụ thuộc" vào ChatGPT, sử dụng ChatGPT để tạo bài giảng hoặc giải đáp thắc mắc nhanh chóng có thể làm giảm tính sáng tạo và khả năng tự tìm hiểu tài liệu học thuật, dẫn đến việc thụ động trong quá trình giảng dạy.

"Giảng viên tuyệt đối không được lệ thuộc từ ý tưởng, nội dung, phương pháp... vào các vấn đề do ChatGPT gợi mở. Mặt khác, càng phải đề cao tính liêm chính khi học thuật, không sao chép, không trở thành "cỗ máy" làm theo những nội dung mà ChatGPT đề xuất", bà Phượng lưu ý.

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar