13/01/2025 12:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người trẻ trong lớp học hát quan họ

Mỗi thứ bảy hằng tuần, ở quán cà phê Hàng nằm sâu trong ngõ chợ Long Biên (Hà Nội) có nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi 9X, 10X gặp gỡ nhau cùng học hát.

Người trẻ trong lớp học hát quan họ - Ảnh 1.

Nhóm các bạn trẻ của lớp học quan họ đi dã ngoại tại làng Diềm (Bắc Ninh)-Ảnh: V.HÀ

Tầng 2 của Hàng được chủ quán ưu ái dành cho một lớp học đặc biệt, để từ đó những giai điệu say đắm được cất lên. Điểm chung duy nhất của cả thầy và học trò ở lớp học này là sự đam mê với quan họ và mong muốn duy trì, tiếp nối những giá trị đẹp của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Người thầy của lớp quan họ là bà Nguyễn Như Chính - người được các bạn trẻ gọi với cái tên thân thương là "U Hai". Bà là người Hà Nội nhưng lại có thời gian dài sống ở Bắc Ninh - cái nôi của quan họ. Những làn điệu quan họ, văn hóa quan họ thấm vào bà từ thời thanh xuân và gắn bó với bà đến bây giờ.

Bà Nguyễn Như Chính là chủ nhiệm câu lạc bộ Tri âm, tri kỷ tại Hà Nội, một nơi sinh hoạt quan họ thường xuyên và kết nối để tổ chức nhiều canh quan họ cổ ở Bắc Ninh.

Quan họ gen Z

"Liền anh, liền chị" trong lớp quan họ của U Hai đều ở tuổi gen Z. Nhưng cũng có những bạn trẻ học y, học các ngành kỹ thuật công nghệ không hề dính dáng gì đến nghệ thuật hay ca hát.

Lý do của Hương Giang, cô gái sinh năm 1997, là sự khám phá mới về bản thân: "Người trẻ bọn tôi đều có điểm chung là thích những thứ hiện đại, tốc độ.

Nhưng tình cờ dự một buổi dã ngoại với các bạn thích quan họ, được mặc trang phục của liền chị, chít khăn mỏ quạ, tôi chợt nhận thấy mình đang sống chậm rãi hơn, nữ tính hơn. Có thể nói một "tôi" khác vừa được khám phá. Tôi theo quan họ từ đó".

Người trẻ trong lớp học hát quan họ - Ảnh 2.

Các bạn trẻ của lớp quan họ cùng thầy của mình - bà Như Chính và các liền anh,liền chị ở Bắc Ninh hát câu giã bạn trong một canh hát - Ảnh NVCC

Trần Đắc Minh Đường, chàng trai sinh năm 2003 là một trong những học viên hiếm hoi của lớp quan họ học nhạc chuyên nghiệp. Đường đang học ngành biểu diễn nhạc cụ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Đường bảo: "Khi thực hành nghệ thuật truyền thống, tôi nhận ra để thực sự hiểu và đưa nghệ thuật truyền thống vào âm nhạc thì lý thuyết và phân tích là không đủ.

Mà cần có thời gian học hỏi để ngấm, để làn điệu dân gian, văn hóa truyền thống thực sự là của mình, giống như lời nói hằng ngày vậy.

Tới lúc đó có thể tôi sẽ giải mã được điều tôi muốn tìm là định hình một phong cách của riêng tôi".

Nguyễn Đình Thuận sinh năm 2003, đang là sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, là "trai Bắc Ninh" chính hiệu nhưng vẫn dành thời gian đi học quan họ bởi khi tìm đến nơi có những người đồng trang lứa cùng sự yêu thích, Thuận thấy như được trở về nhà.

Nguyễn Thế Đức, 17 tuổi, quê ở Sóc Sơn (Hà Nội) là em út của lớp học quan họ, thì dùng một câu quan họ để nói về lý do theo học của mình: "Có thương nên phải đi tìm". Mỗi tối thứ bảy, Đức phải vượt qua một chặng đường rất xa để đến lớp học.

Bạn trẻ đang học lớp 12 này cũng khiến mọi người bất ngờ khi em "găm" rất nhiều bài tự học qua việc nghe các nghệ nhân hát. Em thích hát, thích hỏi. Không chỉ hỏi trong lớp mà tiếp tục hỏi U Hai sau buổi học dù giọng còn chưa chuẩn chỉ.

Quê tôi có nhiều lễ hội và trong các lễ hội, người ta đều hát quan họ. Tôi được chứng kiến cách sinh hoạt quan họ, cách người quan họ đối đãi, giao tiếp, kết chạ (kết bạn) và điều hấp dẫn thực sự với tôi chính là ở đó. Khi nhỏ tôi chưa có điều kiện học quan họ bài bản nên biết có lớp học của U Chính, tôi muốn tham gia.
NGUYỄN ĐÌNH THUẬN

Về "vẻ đẹp gốc"

Theo bà Nguyễn Như Chính, điểm chung của các học viên gen Z là sự say mê và ham học hỏi. Các em hỏi rất nhiều, hỏi cặn kẽ, muốn đi đến cùng vấn đề.

Là người từng gặp khó khăn rất nhiều khi tiếp cận lối dạy truyền khẩu của các cụ, phải tự mình đúc rút ra cách học, bà Chính cho biết:

"Để xóa nhòa khoảng cách thế hệ, tôi cũng phải hiểu tâm lý các bạn trẻ, cũng phải học ở các bạn ấy nhiều thứ, nhất là công nghệ. Vì thế mà tôi cố gắng tìm ra phương pháp để dạy, giúp các bạn trẻ bây giờ đỡ khó khăn như mình trước đây".

Mỗi câu quan họ đều có lời thơ cổ và đằng sau đó là một câu chuyện, một điển tích được người thầy uốn nắn đều để phù hợp với nếp nghĩ, nếp ứng xử, lời ăn tiếng nói ý tứ, tinh tế của người quan họ.

Người trẻ trong lớp học hát quan họ - Ảnh 3.

Và học quan họ không phải chỉ học hát mà học sống, học ứng xử, học từ những việc nhỏ nhặt như cách chít khăn mỏ quạ, cách cầm nón, cách nhường nhịn, thể hiện tình cảm với nhau...

Đó là những gì bà Như Chính muốn dạy học trò.

Nguyễn Hoàng Hiệp, thành viên điều hành Chèo 48h - Chèo về quê hương thế hệ kế cận và hiện là chủ nhiệm các lớp xẩm, quan họ, chia sẻ:

"Tiếp cận được giá trị gốc để không bị nhầm lẫn với những thứ đã bị phôi pha trong cuộc sống hiện đại là điều chúng tôi muốn khi tổ chức lớp học".

Trong hành trình trải nghiệm với quan họ, Hương Giang chỉ có một câu nhận xét về quan họ là "đẹp". Bạn giải thích không phải vẻ đẹp của hình thức, không chỉ là vẻ đẹp của làn điệu mà một vẻ đẹp nhân sinh. Còn Thuận chia sẻ: " Em thấy bình yên khi đắm chìm vào giá trị truyền thống".

Đinh Thảo, cô gái thuộc thế hệ đầu của dự án Chèo 48h - Chèo về quê hương, thì nói đến một điều khác: Những bạn trẻ yêu giá trị nghệ thuật truyền thống có thể tìm thấy nhau ở điểm chung để kết bạn, để trở thành tri âm, tri kỷ và để "trở về" mỗi khi gặp sóng gió trên đường đời.

Chân dung người trẻ từ một lớp học quan họ là như vậy.

Hiền Nguyễn Soprano hát quan họ Bắc Ninh trên đất Ý

Hiền Nguyễn Soprano gây ấn tượng khi hát quan họ Bắc Ninh theo phong cách thính phòng trên đất Ý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar