28/01/2017 15:05 GMT+7

Người Sài Gòn thờ cúng ông bà đến ông bà nào?

TS HỒ TƯỜNG
TS HỒ TƯỜNG

TTO - Gian giữa ngôi nhà người Sài Gòn cũng như người Việt xưa đặt bàn thờ ông bà, tổ tiên. Nhà lầu, nhà đúc Sài gòn hôm nay hoàn toàn khác nhà xưa vật đặt bàn thờ ở đâu? Và cúng đến ông bà nào?

Cúng đưa ông bà mùng 3 tết - Ảnh tư liệu

Căn nhà truyền thống của người Việt được quy định từ thời nhà Hậu Lê rất cụ thể: nhà một gian dành để thờ phụng, ba gian của thường dân, năm gian và bảy gian là nhà quan lại, chín gian thuộc về vua chúa.

Vị trí đặt bàn thờ ông bà

Hai bên trái phải của gian nhà là hai chái, tức là hai mái nghiêng hai bên trái phải căn nhà, mở rộng thêm không gian nội thất của căn nhà. Do đó, tên gọi “nhà ba gian, hai chái” là rất quen thuộc mọi người dân Việt Nam.

Nhà có số gian lẻ lấy gian giữa làm nơi đặt bàn thờ ông bà, tổ tiên; còn số gian bằng nhau của các gian ở hai bên gian giữa nhằm tạo sự cân đối, vừa là một nét đẹp thời xưa, vừa tạo không khí tôn nghiêm nơi thờ phụng.

Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất của người Việt, cũng từng một thời những ngôi nhà ba gian hai chái là hình ảnh thân quen.

Tuy nhiên, với thời gian, cư dân Sài Gòn tiếp thu nhiều phương tiện, kỹ thuật xây dựng hiện đại. Những căn nhà đúc, nhà lầu... đã dần thay thế mái nhà xưa.

Từ đó, vị trí đặt bàn thờ ông bà trong căn nhà hiện đại của người Sài Gòn cũng đã thay đổi. Vị trí đó có thể ở tầng trệt hay tầng lầu, nhưng phải là một vị trí tôn nghiêm nhất trong căn nhà là được.

“Nhất bái sinh, nhị bái tử, tam bái phật, tứ bái thần, ngũ bái quân”

Văn hóa tâm linh của người Việt tin rằng linh hồn của ông bà trú ngụ trên bàn thờ, dõi theo các thế hệ con cháu, phù hộ độ trì cho cháu con được bình an và thành đạt trong cuộc sống, cũng như quở trách cháu con khi làm những công việc trái với nề nếp gia phong…

Từ niềm tin đó, người Việt bao đời đã truyền cho nhau mức độ tôn kính ông bà bằng quy định “dâng lên ông bà 4 lạy” mỗi khi cúng bái, ngang hàng với các bậc linh thần, như trong nghi thức bái lạy cũng đã đặt ra từ thời Hậu Lê “nhất bái sinh, nhị bái tử, tam bái phật, tứ bái thần, ngũ bái quân” (nghĩa là: một lạy cho người sống, hai lạy cho người chết trong đám tang, ba lạy dâng lên Phật, bốn lạy dâng lên Thần, năm lạy dâng lên vua).

Đa số gia đình người Việt phân công một thành viên trong gia đình hằng ngày, khi chiều hôm, phải thắp một cây nhang, gọi là tâm hương, trên bàn thờ ông bà để thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu đối với ông bà. 

Mỗi khi gia đình có bất cứ công việc gì xảy ra, từ đầy tháng, thôi nôi cho đến cưới hỏi, mừng thọ…, gia chủ đều phải thắp nhang bẩm báo cho ông bà biết; cầu mong ông bà phù hộ con cháu mọi việc hanh thông, toàn gia an bình, thành công trong công ăn việc làm…

Khi gia đình có người qua đời, gia chủ cũng phải thắp nhang bẩm báo ông bà, tổ tiên. Và  mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng, cùng với ảnh hưởng của Phật giáo, bên cạnh nén nhang, truyền thống của người Sài Gòn còn dâng lên bàn thờ ông bà các món bánh trái, trà rượu tùy tấm lòng, khả năng của con cháu…

Hằng năm, đến ngày giỗ ông bà, con cháu phải dâng lên ông bà mâm cơm mang trọn niềm tôn kính. Tùy theo tập quán và tình hình kinh tế mỗi gia đình, trong lễ giỗ, người Sài Gòn thường bày ba mâm cơm:

- Mâm thứ nhất bày trên bàn thờ để cúng ông bà quá cố.

- Mâm thứ hai bày trên bộ bàn ghế trước bàn thờ để cúng những bậc trên trước khác trong gia tộc đã quá cố.

- Mâm thứ ba bày dưới mái hiên để cúng những người qua đời mà không có người cúng kiếng: đó là thế hệ những người Việt đã có công khai hoang cũng như gìn giữ mảnh đất phương Nam của Tổ quốc…

Mỗi mâm cúng một nén nhang và bốn lạy.

Gia đình làm lễ giỗ, người Sài Gòn xưa mời bà con, họ hàng, láng giềng đến dự để thắt chặt thêm sợi dây liên kết của gia tộc, xóm làng.

Các vị cao niên được mời dự tiệc giỗ ở bộ bàn ghế đặt ngay trước bàn thờ ông bà. Trung niên nam nữ thì ngồi ở bộ ván hay bộ bàn ghế đặt ở gian hai bên.

Lứa tuổi thanh niên chung vui ở bộ bàn ghế bày dưới mái hiên hay ra sân, ra vườn.

Riêng trẻ nít thường được sắp xếp... sau bếp.

Thờ cúng ông bà đến khi nào?

Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu (cháu nội, cháu ngoại) thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt (người miền Nam gọi là cháu cố) thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chiu (người miền Nam gọi là cháu sơ - thành ngữ có câu "ông cố ông sơ"
 là vậy) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời. 

Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại khi vong linh đã theo cát bụi thời gian, đã siêu thoát. Các bài vị (chữ Nho gọi là thần chủ) sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ” (mang bài vị của ông bà đời thừ năm đem chôn, nghĩa là không thờ phụng nữa).

Trong nền nếp phong tục chung đó, người Sài Gòn thường thờ ông bà cao nhất là ông bà sơ. Tuy nhiên, phong tục cũng bị thay đổi theo thời gian.

Ngày nay, đa số người Sài Gòn chỉ thờ phụng, cúng kiếng đến ông bà cố. Các gia đình thờ ông bà sơ đã trở nên hiếm thấy.

TS HỒ TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Câu chuyện rác thải nhựa, môi trường sống trở thành nỗi trăn trở của không ít sinh viên tại diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2025 trong các phiên trình bày poster và thuyết trình chuyên đề.

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

L’Oreal tung chiến dịch “Tái nạp đầy, cùng nhau” trên toàn thế giới để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm tái nạp như một phong cách làm đẹp mới.

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Gen Z còn hứng thú làm nông không? Còn chứ, nhưng phải là làm nông nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững.

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar