26/01/2017 21:07 GMT+7

Bàn thờ tổ tiên ngày tết của người Sài Gòn ra sao?

TS HỒ TƯỜNG
TS HỒ TƯỜNG

TTO - Như nét chung của nhiều người Việt, không ít người người Sài Gòn quan niệm ông bà, tổ tiên sau khi qua đời sẽ sang kiếp khác, vậy mỗi khi “cúng ông bà”, ai sẽ hưởng đồ cúng?

Một bàn thờ tổ tiên, ông bà của người Sài Gòn - Ảnh tư liệu

Thật ra, quan niệm “sau khi qua đời, linh hồn của con người sẽ đầu thai trở lại thế gian” là quan niệm “Luân Hồi”của đạo Bà La Môn có cội nguồi từ Ấn Độ. Nghĩa là đạo này cho rằng, bất cứ linh hồn con người nào ở thế gian này đều phải trải qua bốn bước: sinh, lão, bệnh, tử. Sau đó, linh hồn con người ta sẽ quay lại thế gian, gọi là đầu thai, để bắt đầu bước một là “sinh” của chu kỳ luân hồi bốn bước.

Khi quan niệm “Luân Hồi” du nhập vào Trung Quốc đã được mở rộng và cụ thể hơn. Mười vị Diêm Vương đều có tên gọi và chức năng rất rõ ràng. 

Quan niệm về “Luân hồi” của Ấn Độ và quan niệm về “Địa ngục” của Trung Hoa đã được truyền sang nước ta từ những năm đầu công nguyên.

Tuy nhiên,  người Sài Gòn cũng như đa số người Việt cho rằng sau khi qua đời, linh hồn ông bà sẽ trú ngụ tại nơi thờ phụng ngay trong gia đình. Do vậy, con cháu sẽ bày mùng, mền, chiếu, gối ngay trên nới thờ phụng để ông bà được ngủ nghỉ yên giấc. Vì thế mà có tên gọi “giường thờ” (phong tục này, ngày nay, vẫn còn thấy ở một vài nơi).

Phía sau bàn thờ tổ tiên nhiều người Sài Gòn đến nay vẫn là một bức tranh phong cảnh - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Phía bên ngoài giường thờ là bàn thờ, bày các đồ thờ truyền thống, như: bài vị hay di ảnh, đỉnh trầm (người miền Nam gọi là “lư hương”), cặp chân đèn, lư nhang, bình hoa, dĩa trái cây…

Theo thời gian, ý nghĩa chiếc “giường thờ” bị quên lãng. Thêm vào đó là các tác động kinh tế trực tiếp vào hoàn cảnh sống của nhiều gia đình, nhà cửa bị thu hẹp, đã khiến cho chiếc “giường thờ” đã bị dẹp đi, chiếc bàn thờ được lui vào sát vách.

Trở lại quan niệm tâm linh của người Việt. Quan niệm này cho rằng linh hồn ông bà, sau khi qua đời, thường xuyên trú ngụ trên bàn thờ gia tiên. Do vậy, có thể nói nơi đặt bàn thờ ông bà trong căn nhà người Việt là không gian thiêng liêng nhất.

Bên cạnh những đồ thờ truyền thống như đã nêu trên, nhiều gia đình người Việt còn trang trí cho khu vực đăt bàn thờ ông bà nhiều dụng cụ thờ cúng truyền thống khác, như: hoành phi (tấm bảng treo ngang trên cao, phía trước bàn thờ ông bà), liễn đối (hai tấm bản nhỏ, treo dọc hai bên bàn thờ ông bà (ngày trên vách phía sau lưng bàn thờ hay trên hai cây cột cái đứng thẳng hai bên bàn thờ), bao lam (bức chạm gỗ trên mặt tấm ván gỗ, treo phía trên, ở trước bàn thờ ông bà, nói lên ấm lòng tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà)…

Những gia đình khá giả còn điểm tô thêm cho khu vực đặt bàn thờ ông bà bằng các đồ thờ “cao cấp” khác. Chẳng hạn như: cặp lọng, cặp tàn (hai dụng cụ che nắng dành cho những người gàu có, uy quyền ngày xưa) dựng hai bên.

Cạnh đó là cặp tượng hạc đứng trên lưng rùa, cũng được dựng hai bên trái phải, phía trước bàn thờ. Trước mặt bàn thờ có thêm dàn bát bửu gồm tám pháp khí của Bát Tiên nhằm bày tỏ đây là chốn linh thiêng…

Ngày trên bức vách liền phía sau với bàn thờ tổ tiên, nhiều gia đình người Sài Gòn cố cựu vẫn còn bài trí bức tranh kiếng to cao, vẽ cảnh sơn thủy rất hữu tình, có căn nhà xinh xắn, có chiếc xuồng tam bản nho nhỏ.

Người Sài Gòn xưa tin rằng đó là một cõi đi về của ông bà. Có nơi thêm chính giữa tranh là một chữ “Phước” viết bằng chữ Nho khá to, ngụ ý phước đức tổ tiên để lại cho con cháu, phù hợp với nội dung của cặp liễn treo hai bên ghi cặp câu đối: “Tổ tông công đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương” (Công đức của tổ tông ngàn năm thịnh vượng - Con hiếu, cháu hiền giúp cho vạn đời thơm danh).

Phong tục thờ cúng ông bà của người Việt Nam từ truyền lại bao đời, đã được người Sài Gòn kế thừa, cho thấy một bản sắc văn hóa đặc trưng giữa đất Sài Gòn đô thị của những người đi khai phá đất phương Nam, góp phần tạo nên một nội lực vững vàng cho người Sài Gòn giữa bao thăng trầm của lịch sử cũng như trong thời kinh tế thị trường hôm nay.

Đón đọc bài 2: Mâm cúng ông bà của người Sài Gòn ngày tết

TS HỒ TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar