27/01/2017 21:24 GMT+7

Mâm cúng ông bà của người Sài Gòn ngày tết

TS HỒ TƯỜNG
TS HỒ TƯỜNG

TTO - Mâm dâng cúng ông bà ngày cuối năm của người Sài Gòn thường là những món rất quen thuộc như cơm, canh khổ qua dồn thịt, thịt heo kho hột vịt, dưa giá, tôm khô, củ kiệu…

Thắp hương viếng ông bà ngày tết - Ảnh tư liệu

 

Năm hết, Tết đến. Giữa bầu không khí vô cùng tất bật chuẩn bị đón năm mới, khó người Sài Gòn cũng như người Việt nào quên ông bà, tổ tiên. 

Thường vào ngày 25 tháng chạp, gia đình người Sài Gòn nào cũng sắp xếp công việc để đi tảo mộ ông bà cho tươm tất. Có khi là sắp xếp đi chùa để thăm viếng hũ cốt của ông bà đang gửi ở đây.

Thời đi học, ai cũng nhớ câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: ”Thanh Minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thực ra, việc tảo mộ dịp thanh minh là phong tục của người Hoa, còn tảo mộ cuối năm mới chính gốc của người Việt.

Rước ông bà về ăn Tết

Phong tục truyền lại từ xa xưa, hằng năm, cứ đến ngày cuối năm, người Sài Gòn luôn bày mâm cơm truyền thống lên bàn thờ, để rước ông bà về nhà ăn Tết với con cháu.

Gọi là mâm cơm truyền thống bởi vì trên mâm dâng cúng ông bà luôn có những món Nam bộ rất quen thuộc, như cơm, canh khổ qua dồn thịt, thịt heo kho hột vịt, dưa giá, tôm khô, củ kiệu…

Món thịt kho tàu - hột vịt luôn là món chủ lực trong mâm cúng ông bà cuối năm của người Nam bộ cũng như người Sài Gòn - Ảnh tư liệu TTO

Những gia đình khá giả hơn có thể bày thêm nhiều món ngon, vật lạ khác để cúng ông bà. Nhưng những món truyền thống luôn phải có, cũng là cách để nhớ những món ăn quen thuộc của ông bà  xưa: tôm khô, củ kiệu là món khai vị; một mặt ăn cơm với món canh khổ qua để cầu trong năm mới cái khổ sẽ qua đi…

Các bậc cao niên ở Sài Gòn tin rằng linh hồn ông bà vẫn đi đó, đi đây, khi về nhà thì trú ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Sài Gòn cũng như người Việt đều làm lễ cúng để rước ông bà thường xuyên trú ngụ tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.

Trong lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hương và dâng bốn lạy, nói lên sự tôn kính tối thượng của cháu con dâng ông bà.

Sau khi tàn nhang, mâm cơm cúng ông bà được dọn xuống để mọi người trong gia đình dùng, gọi là hưởng lộc tổ tiên, giữa bầu không khí sum vầy của gia đình trong ngày cuối năm (người Sài Gòn nói nôm na là “trước cúng, sau ăn” là vậy).

Kể từ sau lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, người Sài Gòn luôn giữ cho bàn thờ ông bà lúc nào cũng rực sáng đèn và nghi ngút khói hương. Hễ nén hương này này tàn thì thắp ngay nén hương khác. Hương đăng (nhang, đèn) gọi là “hương hỏa” ông bà để lại con cháu.

Ngày cuối năm và ba ngày Tết, người Sài Gòn dâng lễ cúng ông bà ba lần mỗi ngày: sáng, trưa và chiều. Trong các lễ cúng, bên cạnh mâm cơm truyền thống, tùy kinh tế và tập quán từng gia đình, người ta có thể thấy thêm các món đặc trưng của ngày Tết, như bánh tét, bánh ít, mứt gừng, mứt bí…

Những con cháu ra ở riêng nhưng ngày Tết về thăm, mừng tuổi cha mẹ, cũng không quên thành kính thắp nén tâm hương dâng lên bàn thờ ông bà đặt ở nhà cha mẹ, để cầu nguyện ông bà phù hộ cho sức khỏe và công ăn, việc làm trong năm mới!

Cúng đưa ông bà

Mùng ba tháng giêng được xem là ngày cuối cùng của “ba ngày Tết”, cho nên trưa mùng ba Tết, nhiều gia đình người Sài Gòn bày mâm cơm cúng đưa ông bà.

Cũng có một số người cho rằng “rước ông bà về ăn Tết phải đủ ba ngày” mới làm lễ cúng đưa ông bà vào sáng mùng bốn Tết, tùy từng gia đình.

Mâm cơm cúng đưa ông bà có khi còn "xôm tụ" hơn mâm cơm rước ông bà. Ngoài cơm cùng các món canh, kho, rau, bánh mứt…, người Sài Gòn không bao giờ thiếu một lễ vật rất quan trọng: một con gà cúng, biểu tượng cho tấm lòng của cháu con đối với ông bà, cũng là lời hứa với ông bà về việc nối dõi tông đường và làm rạng danh ông bà, dòng họ.

Mâm cơm cúng đưa ông bà còn linh đình ở chỗ hầu như tất cả đồ ăn, thức uống trong dịp Tết đều được đem ra dâng cúng, đủ thứ: đồ mặn, đồ ngọt có đủ... Nhưng dù có linh đình đền mấy thì mâm cúng ông bà cũng chỉ bày bốn chén cơm kèm bốn đôi đũa, để biểu tượng bày lễ dâng cúng bốn đời ông bà.

Gia chủ thắp đèn, rót nước lã (để ông bà… súc miệng), rót rượu, thắp hương dâng ông bà bốn lạy với lời cầu tiễn ông bà, nhưng vẫn cầu mong ông bà thường xuyên theo dõ, phù hộ con cháu.

Khi  hương gần tàn, gia chủ đổ nước lã, rót nước trà để ông bà thưởng thức sau tiệc.

... Là thế hệ hậu bối của “những người mang gươm đi mở cõi”, người Sài Gòn bao đời nay vẫn nhớ, lưu truyền phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, nhất là mỗii độ xuân về, Tết đến.

Đón đọc bài 3: Bàn thờ ông bà của người Sài Gòn đặt ở đâu?

TS HỒ TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Câu chuyện rác thải nhựa, môi trường sống trở thành nỗi trăn trở của không ít sinh viên tại diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2025 trong các phiên trình bày poster và thuyết trình chuyên đề.

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

L’Oreal tung chiến dịch “Tái nạp đầy, cùng nhau” trên toàn thế giới để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm tái nạp như một phong cách làm đẹp mới.

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Gen Z còn hứng thú làm nông không? Còn chứ, nhưng phải là làm nông nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững.

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar