07/05/2025 06:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghe anh hùng Tư Cang, người làm giả căn cước rồng xanh và vợ chiến sĩ biệt động Sài Gòn kể chuyện

Tối 6-5, chương trình kịch nói gây quỹ 'Để dành ngày mai ấy' diễn ra tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, do sinh viên khoa báo chí và truyền thông tổ chức.

Tư Cang - Ảnh 1.

Từ trái qua: ông Lâm Quốc Dũng, bà Đặng Thị Tuyết Mai và ông Tư Cang

Các khách mời tham dự gồm có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang); bà Đặng Thị Tuyết Mai, vợ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai; ông Lâm Quốc Dũng - người chuyên làm "căn cước rồng xanh".

Vở kịch tái hiện cuộc đời của Đại tá tình báo Tư Cang

Nguyễn Viết Âm - trưởng ban tổ chức - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: "Ý tưởng khởi nguồn cho chương trình bắt đầu từ cảm xúc thiêng liêng hướng về kỷ niệm chào mừng 50 năm thống nhất đất nước.

Từ dòng chảy lịch sử ấy, hồi ký Nước mắt ngày gặp mặt của Anh hùng Lực lượng vũ trang Tư Cang trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo, thắp lên khát vọng tái hiện những ký ức bi tráng nhưng đầy nhân văn".

Vở kịch có thời lượng 90 phút, bao gồm ba hồi: Dành câu hứa - Qua thời lửa - Đến ngày mai.

Câu chuyện bắt đầu từ khi anh Tư rời khỏi nhà lên đường thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước. Khi ra đi, anh để lại người mẹ già cùng người vợ đang mang thai cùng lời hẹn về một ngày trở về bình an.

Trong gần 30 năm xa gia đình, anh Tư gắn bó với công việc tình báo tại cụm tình báo H63, luôn trong trạng thái nguy hiểm, không thể liên lạc với vợ con.

Tất thảy khó khăn không khiến anh Tư chùn bước, anh luôn nuôi ước mơ đoàn tụ, tin rằng chỉ khi đất nước hòa bình, giấc mơ nhỏ của mình mới trọn vẹn.

Tư Cang - Ảnh 2.

Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang) chia sẻ cảm xúc sau khi xem vở kịch - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sau khi xem xong vở kịch, Anh hùng Lực lượng vũ trang Tư Cang không giấu nổi xúc động khi nhớ về những kỷ niệm cũ, cảm thấy vui vì thế hệ trẻ ngày nay dành sự quan tâm nhiệt tình đến lịch sử dân tộc.

Dù đã 98 tuổi, ông Tư Cang vẫn nhớ và kể những ngày tháng làm tình báo, đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng, ông Tư Cang chỉ có vài tháng ngắn ngủi sống bên cạnh vợ. Sau đó, ông đi làm tình báo suốt 28 năm, cách xa gia đình.

Những năm tháng làm chỉ huy cụm tình báo, ông buộc phải thay tên đổi họ, sống dưới nhiều lớp vỏ bọc để bảo vệ thân phận, chưa từng một lần trở về nhà dù khoảng cách chỉ là gang tấc. Mãi đến khi đoàn tụ cùng vợ con, ông đã 47 tuổi và lần đầu tiên được ôm cháu ngoại vào lòng.

Chuyện làm giả 'căn cước rồng xanh'

Ông Lâm Quốc Dũng (Dũng râu) là người đứng sau những “vỏ bọc hoàn hảo” giúp hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hoạt động an toàn, công khai ngay giữa lòng địch thông qua việc làm giả giấy tờ tùy thân, đặc biệt là căn cước.

Ông kể lại vào thời điểm ấy, việc làm giấy tờ giả diễn ra vô cùng khẩn trương. Quân khu cần tập trung khoảng 200 quân. Đa số họ đều không có giấy tờ và không thể vào thành phố tác chiến. Vì vậy, ông buộc phải làm sao để họ có giấy tờ trước Tết để kịp tập kết chiến đấu.

Tư Cang - Ảnh 3.

Ông Lâm Quốc Dũng kể chuyện làm giả "căn cước rồng xanh" để qua mặt quân địch - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, nhiều chiến sĩ biệt động hy sinh hoặc bị bắt, phía địch phát hiện căn cước giả. 

Chính quyền cũ đổi thẻ căn cước mới, sử dụng công nghệ in ấn hiện đại của Mỹ, với hình con rồng màu xanh in bằng mực phản quang ở chính giữa, nên dân gian gọi là “căn cước rồng xanh”.

Điểm khó nhất chính là hình ảnh con rồng xanh cuộn tròn ngay chính giữa tấm thẻ - một chi tiết in chìm tinh vi, cực kỳ khó làm giả bằng phương tiện thủ công lúc bấy giờ.

Nhưng với lòng quyết tâm, ông chọn tấm căn cước rồng xanh rõ nét nhất, rồi tỉ mỉ căn chỉnh hình con rồng nhiều lần. Khi đạt được độ chính xác cao nhất mới dùng bản đó để in ra căn cước.

Nghe anh hùng Tư Cang, người làm giả căn cước rồng xanh và vợ chiến sĩ biệt động Sài Gòn kể chuyện - Ảnh 6.

Bà Đặng Thị Tuyết Mai, vợ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai chia sẻ - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phía sau người anh hùng ấy là bóng dáng âm thầm của bà Đặng Thị Tuyết Mai - người vợ hiền lặng lẽ hy sinh cả thanh xuân để bảo vệ vỏ bọc cho chồng.

Bà kể những năm tháng khổ sở khi dù là vợ chính thức, bà chấp nhận mang tiếng “gái trẻ giật chồng” suốt 10 năm chỉ để che giấu thân phận của chồng là chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Hàng xóm xung quanh nhìn bà bằng ánh mắt khinh bỉ. Người ta không ngần ngại dùng những lời lẽ cay nghiệt, tồi tệ nhất để miệt thị, chửi rủa bà. Nhiều lần bà bị vợ các sĩ quan lính Việt Nam Cộng hòa hành hung, chửi bới, thậm chí cướp giật tài sản.

Tư Cang - Ảnh 5.

Nam sinh viên nhận nhiều lời khen khi hóa thân thành công vai Anh hùng Lực lượng vũ trang Tư Cang lúc trẻ - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Toàn bộ lợi nhuận từ chương trình kịch nói gây quỹ "Để dành ngày mai ấy" được trao tặng cho Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất nằm ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập vào năm 1977.

Đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Người có công (Bộ Nội vụ) nhằm chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và thực hiện chế độ chính sách đối với thương binh nặng ở khu vực phía Nam.

Anh Tống Đức Bình - giám đốc trung tâm, cho biết hiện nay cơ sở đang chăm sóc sức khỏe cho 46 thương bệnh binh của hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước. Thương bệnh binh qua 2 thời kỳ: thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ bảo vệ biên giới Tây Nam.

Thương binh của trung tâm là thương binh hạng 1/4, tỉ lệ thương tật trên 81%. Nhiều thương bệnh binh có vết thương đặc biệt như: vết thương cột sống gây liệt hoàn toàn 2 chi dưới, vết thương sọ não gây rối loạn tâm thần, vết thương cắt cụt chi thể, vết thương bụng, vết thương ngực, vết thương hỏa khí gây hỏng hoàn toàn 2 mắt…

Anh hùng Tư Cang 98 tuổi nói về Địa đạo: Đất đá trụi nhưng con người không lay chuyển

Ở tuổi 98, Anh hùng - Đại tá tình báo Tư Cang dự ra mắt phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' và khích lệ tinh thần đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng ê kíp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Ấn tượng Vesak 2025 qua những con số

Hàng triệu lượt người chiêm bái xá lợi Đức Phật; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức dự hội thảo quốc tế; Gần 1.000 tác giả gửi bài tham luận; Xác lập 5 kỷ lục Việt Nam... là những con số ấn tượng về Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

Ấn tượng Vesak 2025 qua những con số

Sinh tồn nơi hoang dã, huấn luyện viên trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh dạy bạn điều gì?

Cuốn sách ‘Cẩm nang sinh tồn’ của Colin Towell, huấn luyện viên trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh, sau chuyến chu du 13 quốc gia đã đến Việt Nam, với phiên bản nâng cấp mới nhất.

Sinh tồn nơi hoang dã, huấn luyện viên trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh dạy bạn điều gì?

Live show Ánh dương soi sáng của Lê Anh Tuấn với những ca khúc về Bác Hồ

Tối 9-5, tại Nhà hát Bông Sen (Q.1), ca sĩ Lê Anh Tuấn đã thực hiện live show kỷ niệm 25 năm theo nghiệp hát. Không chỉ là live show cá nhân, anh xem đây là món quà ý nghĩa dâng lên Bác, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Người.

Live show Ánh dương soi sáng của Lê Anh Tuấn với những ca khúc về Bác Hồ

Những khoảnh khắc đẹp về tình nguyện viên tại Vesak 2025

Lực lượng tình nguyện viên đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025, được tổ chức lần thứ 4 tại Việt Nam.

Những khoảnh khắc đẹp về tình nguyện viên tại Vesak 2025

Nhà vệ sinh và cuộc đấu tranh bình đẳng giới chưa có hồi kết

Tối 9-5, tại TP.HCM diễn ra tọa đàm 'Từ Nho sĩ đến Elon Musk: Những chuyển dịch của nam tính trong thế giới hiện đại'. Khán giả có dịp ngẫm lại về vai trò giới trong việc định hình bản sắc dân tộc, ngôn ngữ thẩm mỹ và các hệ giá trị xã hội.

Nhà vệ sinh và cuộc đấu tranh bình đẳng giới chưa có hồi kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar