02/03/2024 09:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngày tương phản tại biên giới ở Texas

Đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump, hai ứng viên tiềm năng đại diện lưỡng đảng cho cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới, cùng lúc đến thăm biên giới ở tiểu bang Texas ngày 29-2.

Ông Biden (trái) và ông Trump thăm khu vực biên giới ở Texas vào ngày 29-2 - Ảnh: CNN

Ông Biden (trái) và ông Trump thăm khu vực biên giới ở Texas vào ngày 29-2 - Ảnh: CNN

"Hôm nay (29-2) là một ngày cực kỳ tương phản", Thống đốc Greg Abbott của Texas nói khi bang của ông tiếp cả ông Biden và ông Trump.

Chìa cành ô liu

Chuyến thăm biên giới cùng ngày của hai "kình địch" đã làm lộ ra những chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ đối với vấn đề nhập cư lậu - một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu hiện nay của người Mỹ.

Sự quan tâm đến đường biên giới của người Mỹ được thể hiện qua khảo sát của Hãng tin Reuters vào cuối tháng 1-2024. 17% người tham gia cho rằng đây là vấn đề đáng lo nhất đối với nước Mỹ - tăng so với 11% vào cuối năm ngoái. Đối với người thuộc Đảng Cộng hòa, tỉ lệ này là 36%, còn cao hơn lo ngại về nền kinh tế.

Trong khi Tổng thống Biden thăm thị trấn Brownsville thì ông Trump có mặt ở thị trấn Eagle Pass cách Brownsville vài trăm km.

Tại biên giới, ông Biden và ông Trump đều nhất trí về một số vấn đề ở biên giới với Mexico. Cả hai đều đồng ý tình hình nhập cư lậu với kỷ lục 250.000 người tràn qua biên giới trong tháng 12-2023 đang gây nhức nhối.

"Thời gian để hành động đã trôi qua từ lâu", ông Biden nói. Đương kim tổng thống Mỹ cam kết đảo ngược các chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump khi nhậm chức năm 2021, tuy nhiên sau đó phải điều chỉnh chính sách do áp lực từ phe Cộng hòa.

Ông Trump thường xuyên chỉ trích chính quyền ông Biden quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự hỗn loạn ở biên giới. Về vấn đề nhập cư, Tổng thống Biden bất ngờ chìa cành ô liu với người tiền nhiệm khi kêu gọi: "Thay vì chơi trò chính trị về vấn đề này, sao chúng ta không cùng nhau giải quyết?".

Tuy nhiên, ông Trump đã thẳng thừng bác bỏ "cành ô liu" của ông Biden. "Tôi có thể tự mình xử lý vấn đề này", tờ New York Times dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ. Ông Trump tiếp tục cáo buộc làn sóng tội phạm nhập cư do ông Biden khiến tình hình biên giới hiện nay như một "cuộc chiến".

"Một biên giới quá nguy hiểm, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này" - ông Trump khẳng định sau khi đi dọc sông Rio Grande ngăn Mỹ và Mexico, xoáy vào tình trạng phạm tội của người nhập cư.

Nguồn: AFP - Đồ họa: T.ĐẠT

Nguồn: AFP - Đồ họa: T.ĐẠT

Khác biệt lớn

Sự khác biệt lớn nhất trong ngày 29-2 là cách tiếp cận của ông Biden và ông Trump trong cách xử lý vấn đề. Ông Biden đặt niềm tin vào hệ thống lập pháp, trong khi ông Trump ủng hộ các biện pháp cứng rắn.

"Nhượng bộ là một phần của tiến trình. Đó là cách dân chủ hoạt động", ông Biden nói và cho biết ông sẽ đóng cửa biên giới nếu có thể. Trong khi đó, ông Trump đưa ra cách tiếp cận khác. "Chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới... Tôi không phải độc tài", cựu Tổng thống Mỹ nói.

Tổng thống Biden giãi bày ông đã bị trói tay do Đảng Cộng hòa, dưới sự dẫn dắt của ông Trump, ngăn chặn nỗ lực lưỡng đảng nhằm thắt chặt biên giới, đề cập đến thỏa thuận an ninh biên giới lưỡng đảng bị Cộng hòa chặn trong tháng 2-2024.

Thỏa thuận này được cho sẽ làm tăng chi tiêu ở biên giới, khiến việc xin tị nạn trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi phải tăng cường sàng lọc fentanyl (chất ma túy tổng hợp có khả năng gây nghiện cao).

Một số nguồn tin cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc sử dụng sắc lệnh hành pháp để hạn chế người tị nạn ở biên giới.

Ngược lại, ông Trump cam kết sẽ khôi phục lại các chính sách chống nhập cư cứng rắn nếu ông trở lại Nhà Trắng năm 2025, như trục xuất hàng loạt và xây trại bắt giữ người nhập cư lậu và từ chối những người nhập cư có bệnh truyền nhiễm.

Hồi năm 2015, ông từng bị cáo buộc vi hiến khi kêu gọi cấm người Hồi giáo từ một số nước Mỹ xếp vào danh sách khủng bố và ban hành sắc lệnh ngay trong năm đầu nhậm chức năm 2017.

Phe Cộng hòa cho rằng ông Biden trên cương vị tổng thống đáng lẽ có thể đẩy mạnh hơn các luật hiện hành và hành động mà không cần Quốc hội phê chuẩn.

"Người dân không muốn nghe gì nữa, họ chỉ muốn làn sóng nhập cư đừng đổ về nữa... Nhận thức quan trọng hơn thực tế", ông Patterson nói và tin tưởng rằng việc ông Trump đắc cử cũng có thể ngăn chặn điều này mà không cần chính sách gì vì người nhập cư biết rằng họ sẽ bị chặn hoặc trục xuất.

Tuy nhiên, nghị sĩ Dân chủ Robert Garcia của bang California chỉ trích phát ngôn và cách tiếp cận của ông Trump. "Câu chuyện về tội phạm nhập cư này mang tính phân biệt chủng tộc", ông Garcia khẳng định.

Ông Brendan Nyhan, giáo sư của Đại học Dartmouth, cho rằng những gì mà ông Biden và ông Trump đề xuất không chỉ là sự khác biệt về chính sách nhập cư mà còn là khác biệt giữa một tổng thống đang cố gắng giải quyết một vấn đề chính sách phức tạp thông qua hệ thống chính trị và một cựu tổng thống đang hứa hẹn các giải pháp cứng rắn.

Xung khắc về gỡ hàng rào thép gai biên giới, Texas bất tuân ông Biden

Sau phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ, thế bế tắc giữa bang Texas và chính quyền liên bang tại biên giới vẫn tiếp diễn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ tạm ngừng cấp tên lửa cho Ukraine, bao gồm cả Patriot

Mỹ tạm ngừng chuyển tên lửa và đạn chính xác cho Ukraine do lo ngại kho dự trữ trong nước cạn kiệt.

Mỹ tạm ngừng cấp tên lửa cho Ukraine, bao gồm cả Patriot

Ông Trump: Israel đồng ý ngừng bắn 60 ngày tại Gaza

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Israel chấp nhận điều kiện thỏa thuận ngừng bắn, kêu gọi Hamas phản hồi tích cực.

Ông Trump: Israel đồng ý ngừng bắn 60 ngày tại Gaza

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

'Đại chiến' Trump - Harvard tăng nhiệt

Chính quyền Trump xác định Harvard dung túng chủ nghĩa bài Do Thái, đe dọa cắt toàn bộ tài trợ liên bang cho đại học giàu nhất nước Mỹ.

'Đại chiến' Trump - Harvard tăng nhiệt

Chính thức: USAID ngừng cung cấp viện trợ nước ngoài vì 'các mục tiêu không đạt được'

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chính thức tiếp nhận việc quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của USAID từ 1-7.

Chính thức: USAID ngừng cung cấp viện trợ nước ngoài vì 'các mục tiêu không đạt được'

Đại sứ Phạm Quang Vinh, một người vun đắp quan hệ Việt - Mỹ

Với phong thái ngoại giao chuyên nghiệp, tư duy chiến lược sắc bén và khả năng kết nối sâu rộng, Đại sứ Phạm Quang Vinh, chủ tịch Hội Việt - Mỹ, đã để lại dấu ấn đậm nét trong thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh, một người vun đắp quan hệ Việt - Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar