01/03/2024 09:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Biden và ông Trump tới biên giới với Mexico cùng ngày

Đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và đối thủ nặng ký Donald Trump tới biên giới với Mexico cùng một ngày, trong bối cảnh cử tri quan tâm lớn đến vấn đề nhập cư.

Tổng thống Biden nghe báo cáo và trao đổi với các nhân viên biên phòng ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Biden nghe báo cáo và trao đổi với các nhân viên biên phòng ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters đã mô tả chuyến thăm biên giới Mỹ - Mexico của ông Biden và ông Trump ngày 29-2 như một cuộc đấu tay đôi. Cả hai, theo truyền thông Mỹ, nhiều khả năng sẽ tái đấu trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới.

Ông Biden và ông Trump tới biên giới với Mexico cùng ngày để 'đấu tay đôi'

Cạnh tranh thu hút cử tri

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều cử tri Mỹ quan tâm đến làn sóng nhập cư, đặc biệt từ biên giới phía nam (giáp Mexico). Do đó, không khó hiểu khi cả ông Biden lẫn ông Trump đều muốn tranh thủ vấn đề này để tăng thêm ủng hộ.

Điều thú vị và ngạc nhiên nhất là cả hai cùng chọn bang Texas, lại cùng đến một ngày khiến truyền thông Mỹ phải "chia đôi" lực lượng để theo dõi, đưa tin.

Tổng thống Biden đã sử dụng chuyến thăm tới thị trấn biên giới Brownsville (Texas) để cố gắng hạ bệ uy tín của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa vì đã bác bỏ một nỗ lực mang tính lưỡng đảng nhằm thắt chặt chính sách nhập cư. Cựu tổng thống Trump được cho là đã yêu cầu các nghị sĩ Cộng hòa không thông qua nó.

Theo Reuters, sau khi đến biên giới, ông Biden đã được các nhân viên tuần tra biên giới báo cáo, đi dọc theo sông Rio Grande ngăn Brownsville của Mỹ và Mexico.

"Đây là những gì tôi sẽ nói với ông Trump: Thay vì yêu cầu các thành viên Quốc hội ngăn chặn đạo luật an ninh, hãy tham gia cùng tôi, hoặc tôi sẽ cùng ông yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật an ninh lưỡng đảng này", ông Biden kêu gọi và nói thêm rằng ông muốn mọi người biết nguyên nhân của việc không hành động nằm ở đâu.

Tham gia cùng ông Biden còn có Bộ trưởng An ninh nội địa Alejandro Mayorkas, người mà các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu luận tội về cách xử lý vấn đề ở biên giới. Tuy nhiên, Thượng viện do Đảng Dân chủ kiểm soát chắc chắn sẽ không để ông Mayorkas bị loại khỏi chức vụ.

"Chuyến thăm này tập trung vào những việc chúng tôi làm, chứ không phải lời nói khoa trương của ai đó khác", ông Mayorkas nói với các phóng viên đi cùng chuyên cơ Air Force One.

Cách nơi ông Biden đến khoảng 5 tiếng lái xe về phía bắc, ông Trump được các quan chức và Thống đốc Texas Greg Abbott (thuộc Đảng Cộng hòa) đón tiếp.

Cựu tổng thống cũng nghe thông báo ngắn gọn về tình hình bên sông Rio Grande trước khi phát biểu tại công viên Shelby ở Eagle Pass.

Trong đó, ông chỉ trích chính sách nhập cư của chính quyền Biden, mô tả những gì xảy ra 3 năm qua là "một cuộc xâm lược".

Hàng trăm người ủng hộ cựu tổng thống đã chờ tại đây từ trước. Họ mang theo cờ và các khẩu hiệu quen thuộc của ông Trump như "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" hay "Không bao giờ đầu hàng".

Ai đang có lợi thế hơn?

Ông Trump tại hàng rào biên giới trong bức ảnh được chụp từ phía Mexico ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump tại hàng rào biên giới trong bức ảnh được chụp từ phía Mexico ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS

Eagle Pass là nơi những người vượt biên gây ra vấn đề lớn cho chính quyền trong những tháng gần đây. Trong khi đó Brownsville nằm ở gần cực nam của bang Texas và cũng giáp với Mexico.

Dưới áp lực từ phe Cộng hòa cáo buộc không kiểm soát được biên giới, năm ngoái Tổng thống Biden đã kêu gọi Quốc hội cung cấp thêm kinh phí và nói rằng ông sẽ "đóng cửa biên giới" nếu được trao thêm thẩm quyền.

Một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết Nhà Trắng đang xem xét sử dụng quyền hành pháp để từ chối thêm người tị nạn ở biên giới.

Ông Trump, với tư cách là tổng thống từ năm 2017 đến đầu năm 2021, duy trì lập trường cứng rắn về biên giới và người nhập cư.

Một cuộc thăm dò của Reuters - Ipsos từ ngày 31-1 cho thấy người Mỹ ngày càng lo ngại về vấn đề nhập cư, với 17% số người được hỏi coi đây là vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ phải đối mặt hiện nay, tăng mạnh so với mức 11% trong tháng 12-2023.

Đi sâu hơn, đây là mối quan tâm hàng đầu của những người được hỏi thuộc Đảng Cộng hòa, với 36% cho rằng đây là mối lo ngại chính của họ, cao hơn 29% trả lời là nền kinh tế.

Tòa tối cao Mỹ tuyên bố sẽ lắng nghe, thắng lợi tạm thời của ông Trump?

Ngày 28-2, Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xem xét liệu cựu tổng thống Donald Trump có được miễn truy tố với những việc làm của ông khi còn là tổng thống, cụ thể là cáo giác về vai trò của ông Trump trong vụ 6-1.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar