01/08/2024 19:42 GMT+7

Ngày đầu Bệnh viện Bạch Mai khám đến 21h: Thuận lợi hơn cho người dân

Ngày 1-8, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khám chữa bệnh đến 21h. Nhiều người dân đã đăng ký online, có mặt tại bệnh viện để được thăm khám.

Thạc sĩ điều dưỡng Nguyễn Phương Tâm tư vấn cho các bệnh nhân chờ đợi tại hành lang - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thạc sĩ điều dưỡng Nguyễn Phương Tâm tư vấn cho các bệnh nhân chờ đợi tại hành lang - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bệnh nhân thuận lợi hơn khi khám bệnh ngoài giờ

Cầm xấp kết quả xét nghiệm của hai bố con, chị Nguyễn Thế Thanh (37 tuổi, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vội đến phòng khám ban đầu để đọc kết quả. Lúc này đã là hơn 17h, chị Thanh lo lắng sẽ phải ở lại qua đêm để ngày mai bác sĩ đọc kết quả.

Chị Thanh chia sẻ con trai 13 tuổi bị xoang mũi, viêm mũi và thiếu canxi, dù đã điều trị nhưng vẫn không thuyên giảm. Còn chồng chị thường xuyên nổi mẩn, sưng trên cơ thể nên cũng muốn kiểm tra chức năng gan, thận có bị ảnh hưởng gì không. Gia đình đã sắp xếp công việc, bắt xe từ 21h hôm qua từ Hà Tĩnh đến Bệnh viện Bạch Mai thăm khám.

"5h30 sáng chúng tôi đã có mặt tại bệnh viện, sau đó chờ tới lượt khám, thực hiện các xét nghiệm. 

Do cả hai bố con đi khám nên có nhiều xét nghiệm phải làm, chồng tôi lại siêu âm đại tràng nên phải chờ đến 17h mới có kết quả. Khi quay trở lại phòng khám, thấy vẫn còn nhiều bệnh nhân đang chờ khám nên tôi khá bất ngờ.

Các bạn nhân viên nói hôm nay bệnh viện khám đến 21h nên hai bố con được đọc kết quả luôn trong hôm nay. Sau khi khám xong, gia đình tôi sẽ về nhà ngay trong đêm, như vậy cũng đỡ mất thêm chi phí ở trọ tại Hà Nội một hôm", chị Thanh phấn khởi nói.

Chị Thanh nói thêm bệnh viện mở thêm giờ thăm khám như vậy sẽ rất thuận tiện cho người bệnh, đặc biệt đối với những người bệnh ở tỉnh xa như chị. Bệnh nhân có thể về trong ngày, đỡ các chi phí tốn kém khác.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Việt Anh (Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai) khám sức khỏe cho một bệnh nhân ngoài giờ hành chính ngày 1-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Việt Anh (Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai) khám sức khỏe cho một bệnh nhân ngoài giờ hành chính ngày 1-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cũng có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17h, bà Phạm Thị Lựu (54 tuổi, ở tỉnh Hải Dương) chia sẻ khi nghe tin bệnh viện khám ngoài giờ, bà đã cùng 5 người bạn của mình thuê xe đến bệnh viện.

"Tôi đang làm công việc văn phòng nên không có nhiều thời gian trong giờ hành chính. Vì vậy, khi biết tin bệnh viện có khám cả buổi tối, tôi đã rủ mọi người lên thăm khám. Tôi thấy việc khám bệnh buổi tối như vậy giúp người dân có thêm lựa chọn giờ khám, không làm ảnh hưởng đến công việc hằng ngày", bà Lựu nói.

Một bệnh nhân lấy máu xét nghiệm trong ca khám tối 1-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một bệnh nhân lấy máu xét nghiệm trong ca khám tối 1-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đẩy xe lăn đưa chồng lên tầng 6 chờ khám, chị Hồ Thị Nhung (33 tuổi, quê Nghệ An) chia sẻ hai vợ chồng vừa đi xe khách từ Nghệ An đến Hà Nội lúc 16h30. Anh Phong - chồng chị - bị ngã vài tuần trước.

"Mấy ngày nay anh thấy chân đau hơn. Hai vợ chồng định sáng mai sẽ đến bệnh viện khám nhưng xót ruột, biết bệnh viện từ hôm nay sẽ khám cả buổi tối nên chiều nay đi luôn. Đi khám giờ này tôi cũng thấy vắng hơn, chắc sẽ được khám nhanh hơn", chị Nhung kỳ vọng.

Người dân chủ động thời gian đi khám bệnh

Ghi nhận ngày đầu tiên triển khai khám bệnh ngoài giờ, số lượng người dân đến khám bệnh không quá đông. Các phòng khám, lấy mẫu xét nghiệm được bố trí cùng tòa nhà.

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được nhân viên khoa khám bệnh theo yêu cầu hướng dẫn các thủ tục khám bệnh ngoài giờ hành chính - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được nhân viên khoa khám bệnh theo yêu cầu hướng dẫn các thủ tục khám bệnh ngoài giờ hành chính - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trực quầy tiếp đón bệnh nhân, chị Nguyễn Thị Trang, nhân viên bệnh viện, cho hay trong ngày hôm nay đã có 70 đến 80 bệnh nhân đăng ký online qua hotline và website bệnh viện. Tính đến 18h, đã có 150 người dân đăng ký khám bệnh. Chủ yếu bệnh nhân đến từ các tỉnh thành như Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên…

Theo ông Vũ Văn Giáp, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, khi bệnh viện khám bệnh ngoài giờ cũng có nhiều người dân Hà Nội, đặc biệt là người dân làm việc văn phòng đến khám, hạn chế ảnh hưởng đến công việc hằng ngày.

Bé Đỗ Trần Diệu Nhi (1 tuổi) được mẹ đưa đến khoa khám bệnh theo yêu cầu vào ngoài giờ hành chính để khám bệnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bé Đỗ Trần Diệu Nhi (1 tuổi) được mẹ đưa đến khoa khám bệnh theo yêu cầu vào ngoài giờ hành chính để khám bệnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bệnh viện bố trí đầy đủ phòng khám chuyên khoa tương tự trong giờ hành chính như nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, hô hấp, thần kinh, thận tiết niệu, tim mạch, truyền nhiễm, huyết học, hồi sức tích cực, sản, nhi, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt…

Theo các bác sĩ, thời gian từ 17h đến 21h các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, người dân sẽ có đủ thời gian thực hiện các chiếu chụp, xét nghiệm máu, siêu âm, khám bệnh... Giá dịch vụ y tế không thay đổi.

Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu khám chữa bệnh ngoài giờ từ ngày 1-8

Từ ngày 1-8, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức khám chữa bệnh ngoài giờ từ 17h đến 21h (từ thứ hai đến thứ sáu). Lãnh đạo bệnh viện cho hay công tác chuẩn bị đã hoàn tất, hơn 2.000 y bác sĩ bệnh viện sẵn sàng tham gia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar