30/07/2024 17:08 GMT+7

Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu khám chữa bệnh ngoài giờ từ ngày 1-8

Từ ngày 1-8, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức khám chữa bệnh ngoài giờ từ 17h đến 21h (từ thứ hai đến thứ sáu). Lãnh đạo bệnh viện cho hay công tác chuẩn bị đã hoàn tất, hơn 2.000 y bác sĩ bệnh viện sẵn sàng tham gia.

Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu khám chữa bệnh ngoài giờ từ ngày 1-8- Ảnh 1.

Nhân viên tại khoa khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn người dân thăm khám - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người dân có thêm lựa chọn

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, góp phần giảm tình trạng quá tải, từ ngày 1-8, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 - khoa khám bệnh theo yêu cầu.

Trao đổi với báo chí chiều 30-7, ông Đào Xuân Cơ - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho hay bệnh viện đã sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ khám chữa bệnh ngoài giờ cho người dân.

Ông Cơ cho hay mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 8.000 đến 10.000 người bệnh tới khám. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thăm khám, có kết quả trong ngày, bệnh viện đã mở cửa khám bệnh từ 5h sáng.

"Mặc dù vậy, tình trạng quá tải vẫn diễn ra, vì vậy bệnh viện quyết định mở rộng khung giờ khám từ 17h đến 21h (thứ hai đến thứ sáu), người dân có thể dễ dàng sắp xếp công việc để thuận tiện đến bệnh viện, giảm thời gian chờ đợi đến lượt khám.

Việc chuyển qua khám vào buổi chiều, ngoài giờ không chỉ giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian, mà còn có cơ hội đặt lịch khám dễ dàng", ông Cơ nói.

Ông Cơ cũng cho hay đến nay đã có 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, cán bộ công nhân viên đăng ký tự nguyện làm thêm ngoài giờ hành chính.

Theo đó, bệnh viện bố trí đầy đủ phòng khám chuyên khoa tương tự trong giờ hành chính như nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, hô hấp, thần kinh, thận tiết niệu, tim mạch, truyền nhiễm, huyết học… Các phòng khám được bố trí tại nhà K1, thuận tiện cho việc di chuyển của người dân đến khám.

Về chi phí khám chữa bệnh, lãnh đạo bệnh viện cho hay đã gửi công văn lên Bộ Y tế đề xuất có thể khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ. Người bệnh có thẻ hoặc có giấy chuyển tuyến được hưởng bảo hiểm y tế.

Các chiếu chụp, xét nghiệm máu, siêu âm… chỉ sau 2 giờ sẽ có kết quả. Người dân khám ngoài giờ hành chính nhưng giá dịch vụ y tế không thay đổi.

Ông Vũ Văn Giáp, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ sau đại dịch COVID-19, bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn. Không ít nhân viên, y bác sĩ phải đi giao hàng, làm hàng mã, bán hàng online… để cải thiện cuộc sống.

Việc khám bệnh ngoài giờ sẽ giúp cán bộ nhân viên tăng thu nhập bằng chính tay nghề của mình, còn người bệnh chấm dứt cảnh chờ đợi từ nửa đêm, vật vờ chờ được khám bệnh.

Xét nghiệm máu buổi tối có ảnh hưởng đến kết quả?

Nhiều người dân băn khoăn liệu khám bệnh vào buổi tối có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong đó xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm được khuyến cáo nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Trần Minh Thảo - phó trưởng khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay một số xét nghiệm máu không cần nhịn ăn như xét nghiệm nhóm máu; xét nghiệm viêm gan A, B, C...; xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai.

Hoặc tầm soát ung thư, các xét nghiệm nhằm tìm ra dấu ấn ung thư như hormone hay các protein đặc biệt; xét nghiệm liên quan đến sản khoa như định lượng Beta hCG, các xét nghiệm liên quan đến tầm soát dị tật thai nhi, xét nghiệm NIPT và xét nghiệm giun sán đều không cần nhịn ăn.

"Đối với xét nghiệm công thức máu, việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó người dân không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.

Tuy nhiên trong trường hợp mẫu máu cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch... hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm", bác sĩ Thảo khuyến cáo.

Bệnh viện cũng khuyến cáo người dân đặt lịch khám qua tổng đài và đăng ký khám vào buổi chiều hoặc ngày cuối tuần để tránh tình trạng quá tải vào buổi sáng như hiện nay.

Bệnh viện ung thư mới hoạt động đã quá tải

Sau hơn một năm đi vào hoạt động, hiện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức) được đầu tư gần 6.000 tỉ đồng cũng đã quá tải. Nhiều bệnh nhân ung thư phải chờ lâu mới đến lượt phẫu thuật, xạ trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Không chỉ gây hại cho da, việc tắm lâu và dùng quá nhiều sản phẩm còn ảnh hưởng đến môi trường.

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Sau 2 tháng nỗ lực, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu nguy kịch trước đó.

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Phía sau những biểu hiện trầm cảm, lo âu của một bệnh nhân nam đi khám tâm thần lại là một vấn đề thường bị giấu kín - rối loạn cương dương.

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar