08/12/2015 14:37 GMT+7

Ngân sách chi 28 tỉ đồng làm phim Ý chí độc lập

V.V.TUÂN - THU NGUYỆT
V.V.TUÂN - THU NGUYỆT

TTO - Việt Nam sẽ sản xuất phim truyền hình "Ý chí độc lập" (19 tập, thời lượng 45 phút/tập) do nhà nước đặt hàng, với tổng kinh phí là 28,484 tỉ đồng đã được Bộ VH,TT&DL phê duyệt.

Trước đây vào năm 2011, phim truyền hình Huyền sử thiên đô dự kiến 72 tập, 42 tập đầu sản xuất hết 60 tỉ đồng. Ảnh tư liệu.

Phim Ý chí độc lập do Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam (nhà văn Nguyễn Xuân Hưng làm giám đốc) lên kế hoạch sản xuất, phát hành. Bộ phim (kịch bản của tác giả Nguyễn Xuân Hưng và Lê Đào Trang) được trông chờ sẽ có chất lượng nghệ thuật cao, phục vụ nhiệm vụ chính trị khi có nội dung về giai đoạn lịch sử 1941-1945. Diễn biến phim bao gồm các sự kiện lớn của cách mạng Việt Nam từ Khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến đêm trước của Cách mạng Tháng Tám.

Bộ VH-TT&DL cũng đã phê duyệt và đưa 4 kịch bản phim vào kế hoạch Nhà nước đặt hàng sản xuất phim truyện điện ảnh năm 2015-2016.

Theo đó, 4 kịch bản 'đặt hàng" gồm: Phim truyện Không ai bị lãng quên, đề tài về những chiến sĩ tình nguyện Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc của Hồng quân Liên Xô; ngợi ca tinh thần quốc tế vô sản.

Phim truyện Người yêu ơi, đề tài về đồng bào dân tộc, miền núi; đặt vấn đề về việc giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phim truyện Địa đạo, đề tài chiến tranh cách mạng, phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, trong đó tập trung thể hiện hình tượng con người và vùng đất Củ Chi thành đồng.

Phim truyện Xã tắc, đề tài lịch sử, phản ánh công cuộc gìn giữ bờ cõi, chống thù trong giặc ngoài của dân tộc Việt Nam.

Mong chờ phim hay

Vừa qua nhân dịp Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, nhiều ý kiến đánh giá phim “đặt hàng” Việt Nam ít hiệu quả tuyên truyền. Bộ phim “đặt hàng” gần nhất là Mỹ nhân có chi phí làm phim từ ngân sách trên 16 tỉ đồng, khi trình chiếu đạt doanh thu phòng vé khoảng 500 triệu đồng.

Nhà văn Nguyễn Đông Thức - thành viên ban giám khảo phim truyện Liên hoan phim Việt Nam 2015 - trong bài viết trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 6-12 bày tỏ: “Khi đã được Nhà nước tài trợ làm phim, thì dù bất cứ thể loại nào cũng phải là phim hay, thu hút được đông đảo công chúng".

Bạn đọc Nguyen (TP.HCM) khoe rằng mình là tín đồ yêu thích phim Việt khi khi luôn tranh thủ xem phim Việt trên truyền hình đến khuya và góp ý: “Theo tôi, nếu phim Việt muốn vươn lên, sánh cùng cộng đồng quốc tế thì phải “chăm sóc mình” kỹ càng hơn. Có lẽ phải xem lại tài chính, trình độ đạo diễn, khả năng diễn xuất, kịch bản thay vì làm phim ăn xổi để thu tiền từ ngân sách...”.

Là người thường xuyên theo dõi sự phát triển của điện ảnh Việt, bạn đọc Tuấn nhận xét: “Phim Việt cứ khiên cưỡng, lời thoại nhàm chán kiểu giáo điều thay vì nhẹ nhàng để lại bài học sâu sắc. Hãy thay đổi nội dung phim vì nhận thức của khán giả đã thay đổi”.

Bạn Phạm Thị Thanh Phụng đề xuất: “Nhà nước cứ xem hãng phim nào làm tốt, có sản phẩm phim hay, sau đó mua về công chiếu. Không nên ứng tiền như cách làm hiện nay rồi kết quả lại đi ngược mong muốn”.

V.V.TUÂN - THU NGUYỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar