02/09/2020 21:17 GMT+7

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Nhờ những thiết bị hiện đại nhất cùng vị trí ngắm sao có một không hai, các phi hành gia ghi lại được những bức ảnh khiến người xem mê mẩn vũ trụ quyến rũ và huyền bí.

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 1.

Bức ảnh được Don Pettit chụp rất kỹ thuật, trong đó các ngôi sao biểu hiện thành những đường tròn, trong khi đó ánh sáng dưới Trái đất thành đường thẳng song song - Ảnh: Don Pettit

Mới đây, tạp chí Forbes đăng tải bộ ảnh mới của nhiếp ảnh gia - phi hành gia nổi tiếng Don Pettit (người Mỹ) về bầu trời sao chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Don Pettit từng làm việc cho NASA và sống 370 ngày trên ISS. Khi về lại Trái đất, ông lần lượt cho đăng tải vô số hình ảnh đẹp chụp từ ISS cho công chúng.

Các ảnh được ông chắt lọc, hiệu chỉnh và phân loại thành từng bộ khác nhau. Mới đây, ông gửi đến những người mê thiên văn bộ ảnh ngắm sao trên ISS.

Theo các chuyên gia, từ góc nhìn "độc nhất vô nhị" - qua các cửa sổ của ISS - bầu trời sao hiện lên vừa lạ lẫm vừa lung linh, lôi cuốn.

Đáng chú ý, Don Pettit đã sử dụng các loại máy chụp hình hiện đại nhất và áp dụng một kỹ thuật phơi sáng đặc biệt của chính ông. Nhờ đó, các tấm ảnh ghi lại được nhiều chuyển động khác nhau, từ các ngôi sao đến thành phố trên Trái đất hay sấm chớp, hiện tượng cực quang…

Với tài năng và kỹ thuật hiệu chỉnh điêu luyện, Don Pettit khiến người xem sửng sốt vì vẻ đẹp của vũ trụ.

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 2.

Phần màu xanh lá xa xa là khí quyển Trái đất - Ảnh: Don Pettit

Trong nhiều bức ảnh, ánh sáng sao và ánh đèn đô thị tạo nên những đường thẳng chạy dài. Do ISS bay quanh Trái Đất, nhiều điểm sáng được kéo thành những tia sáng dài song song nhau.

Người xem cũng có thể thấy màu xanh phía trên Trái đất, là bầu khí quyển. Màu đỏ từ ánh sáng của Mặt trời cũng có thể được nhìn thấy trong nhiều bức ảnh.

Vì vậy, qua ống kính của ông, không gian quanh Trái đất trở nên kỳ ảo, vừa lạ vừa quen với nhiều người. Bộ ảnh đang là ứng cử viên cho nhiều giải thưởng ảnh thiên văn năm nay.

Donald Pettit sinh năm 1955. Trước khi "đầu quân" cho NASA, ông từng là kỹ sư hóa chất.

Khi được giao nhiệm vụ lên ISS, ông bắt đầu tìm hiểu và sáng tạo những cách chụp ảnh không gian hiện đại và bắt mắt nhất.

Trong hơn một năm ở ISS, ông đã chụp hàng chục ngàn bức ảnh về vũ trụ và Trái đất.

Ông cũng được giao đảm nhiệm một số thí nghiệm. Trong đó, theo National Geographic, ông là người trồng được bông hoa hướng dương đầu tiên có thể nở ngoài Trái đất.

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 3.

Trạm ISS như đang song song với những ngôi sao - Ảnh: Don Pettit

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 4.

Cách chụp làm người xem có cảm giác các ngôi sao đang rơi thẳng đứng xuống Trái đất - Ảnh: Don Pettit

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 5.

Bầu trời sao khi chụp từ Trái đất - Ảnh: GETTY IMAGES

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 6.

Từ góc chụp này, có cảm giác những đường tròn của bầu trời sao như đang lấy trạm ISS làm trung tâm - Ảnh: Don Pettit

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 7.

Các chấm xanh dương là hình ảnh phơi sáng của các tia sét xuống Trái đất - Ảnh: Don Pettit

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 8.

Những ô cửa sổ trên ISS - nơi Don Pettit chụp ảnh - Ảnh: Don Pettit

Ngắm sao tuyệt đẹp từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh 9.

Bộ ảnh bầu trời sao trên ISS là tâm huyết của Don Pettit, người nổi tiếng với nhiều tác phẩm chụp Trái đất tuyệt đẹp - Ảnh: Don Pettit

Thiên thạch đường kính 22-49m sắp bay ngang Trái đất

TTO - Với tốc độ 8,6km mỗi giây, thiên thạch 2011 ES4 sẽ bay qua Trái đất vào ngày 1-9 với khoảng cách gần hơn từ Trái đất đến Mặt trăng.


HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar