01/07/2020 09:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất

MINH HẢI (Theo BBC)
MINH HẢI (Theo BBC)

TTO - Các nhà khoa học đang kinh ngạc không hiểu vì sao, bằng cách nào mà một ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn.

Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phỏng minh họa về một ngôi sao sẽ trông như thế nào trước khi chết - Ảnh: ESO / L. CALÇADA

Ngôi sao kỳ lạ này nằm cách chúng ta khoảng 75 triệu năm ánh sáng, trong Thiên hà lùn Kinman, thuộc chòm sao Bảo Bình, vốn được các nhà khoa học quan sát nghiên cứu từ năm 2001-2011.

Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra sự biến mất kỳ lạ của nó trong thời gian gần đây, khi quay lại tìm kiếm ngôi sao này để tìm hiểu thêm về việc những ngôi sao lớn chết như thế nào. Nhưng khi hướng Kính thiên văn cực lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam châu Âu (Eso) vào đó, họ không còn thấy ngôi sao. 

Không ai giải thích được lý do tại sao và bằng cách nào mà ngôi sao này biến mất.

Andrew Allan - trưởng nhóm nghiên cứu của Trường cao đẳng Trinity (Dublin, Ireland) cho biết có thể ngôi sao đã mất độ sáng và bị bụi vũ trụ che khuất, nhưng cũng có thể nó đã chết.

Nếu giả thuyết rằng ngôi sao này đã chết thì đó là điều bất thường nhất, bởi lẽ các ngôi sao thường nổ tung thành siêu tân tinh chứ không lặng lẽ "biến mất" hoặc sụp đổ thành một lỗ đen.

Điều này càng trở nên kỳ lạ hơn khi ngôi sao này sáng hơn Mặt trời của chúng ta tới 2,5 triệu lần, biến mất mà không để lại một tín hiệu nào.

Các nhà khoa học thậm chí dùng nhiều thiết bị quan sát khác nhau để tìm kiếm ngôi sao nhưng vẫn không tìm ra dấu vết nào.

Phát hiện mới này có thể thay đổi sự hiểu biết của loài người về việc các ngôi sao khổng lồ chết như thế nào. Những gì mà con người biết cho đến nay là một ngôi sao sẽ nổ tung, vụt sáng chói và biến thành các siêu tân tinh trong vũ trụ.

"Điều đó cũng có nghĩa rằng đây sẽ là phát hiện trực tiếp đầu tiên về một ngôi sao 'quái vật' như vậy kết thúc cuộc đời theo cách kỳ lạ nhất", nhà nghiên cứu Andrew Allan nói.

Phát hiện lớp khí oxy sáng xanh trên sao Hỏa

TTO - Các nhà khoa học vừa xác định 'lớp khí oxy ánh sáng xanh' trên sao Hỏa. Đây là lần đầu tiên hiện tượng như vậy được quan sát thấy trên một hành tinh ngoài Trái đất.

MINH HẢI (Theo BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Ánh sáng hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, nhưng liệu nó có xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang?

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Các nhà khoa học Anh đã dùng vi khuẩn E. coli biến đổi gene để chuyển đổi các phân tử nhựa thành thuốc giảm đau acetaminophen, hay còn gọi là paracetamol.

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Dù sống rất gần nơi thiên thạch rơi xuống khiến khủng long tuyệt chủng, loài thằn lằn đêm đã sống sót cho đến nay, theo nghiên cứu mới đây.

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?

Một số trạm BTS ở phố được lắp đặt nhưng người dân rất khó nhận thấy vì được ngụy trang, trong khi đó ở nông thôn rất dễ nhìn thấy. Vì sao?

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar