26/06/2020 10:37 GMT+7

Phát hiện ngoại hành tinh gần một ngôi sao trẻ

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Nghiên cứu mới phát hiện thấy một hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương quanh một ngôi sao trẻ, cách Trái Đất khoảng 32 năm ánh sáng.

Phát hiện ngoại hành tinh gần một ngôi sao trẻ - Ảnh 1.

Ngoại hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương. Ảnh: cnn.com

Nghiên cứu được công bố hôm 24/6 trên Tạp chí Nature cho biết ngôi sao trẻ có tên gọi AU Microscopii sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự hình thành và tiến hóa của hành tinh, tìm hiểu thêm về sự tương tác giữa các hành tinh với những ngôi sao của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho biết hành tinh vừa được phát hiện là AU Mic b. Nó hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao AU Microscopii sau 8,5 ngày Trái Đất. Sao AU Mic từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học. Nó nằm trong chòm sao Microscopium và một phần của chòm sao Beta Pictoris. Sao Beta Pictoris có hai hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trên quỹ đạo.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà thiên văn học đã tìm kiếm xung quanh AU Mic để có bằng chứng về một ngoại hành tinh, hoặc hành tinh quanh một ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngôi sao lùn đỏ, lạnh này chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu năm tuổi, trẻ hơn khoảng 150 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Ngôi sao này được bao quanh bởi một chiếc đĩa chứa khí gas và những mảnh bụi vụn, tàn dư sót lại khi ngôi sao này hình thành.

Nhờ dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Spitzer, Vệ tinh Khảo sát Exoplanet và kính viễn vọng không gian (TESS) của NASA, các nhà thiên văn học cuối cùng cũng đã phát hiện được một ngoại hành tinh lớn hơn kích thước của sao Hải Vương trong quỹ đạo xung quanh sao AU Mic khoảng 8%.

Sao AU Mic và Beta Pictoris bằng tuổi nhau. Điểm tương đồng giữa hai ngôi sao này là đều có những mảnh bụi vụn xung quanh. Tuy nhiên, sao Beta Pictoris là một ngôi sao loại A lớn hơn và nóng hơn 2 ngoại hành tinh của nó. Với khối lượng lớn hơn ít nhất 50 lần, sao Beta Photosoris b và Beta Photosoris c phải mất lần lượt khoảng 21 và 3,3 năm Trái đất để hoàn thành quỹ đạo của ngôi sao này.

'Chúng tôi nghĩ rằng AU Mic b hình thành xa ngôi sao này và di chuyển vào trong quỹ đạo hiện tại của nó. Ngược lại, quỹ đạo của Beta Pictoris b dường như không di chuyển nhiều. Sư khác biệt giữa các chòm sao có độ tuổi tương tự này có thể giúp chúng ta có nhiều thông tin về sự hình thành và di chuyển của các hành tinh', ông Thomass Barclay, đồng tác giả nghiên cứu và nhà khoa học dự án cho TESS tại Trung tâm nghiên cứu không gian Goddard, có trụ sở ở Greenbelt, Maryland, nói.

Mặc dù AU Mic là một ngôi sao nhỏ, nhưng nó rất trẻ và năng động. Vào tháng 7 và tháng 8/2018, TESS đã quan sát ngôi sao này và chứng kiến ngôi sao giải phóng rất nhiều chớp lửa sao. Trên thực tế, một số chớp lửa sao thực sự mạnh hơn một số loại mạnh nhất mà Mặt Trời của chúng ta đã phát ra.

Chòm sao AU Mic đủ gần để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Nó rất sáng, có một đĩa sao và hiện tại ít nhất một hành tinh có số đo kích thước trực tiếp. Các nhà thiên văn học coi AU Mic là 'phòng thí nghiệm gần', nơi họ có thể dễ dàng nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các ngôi sao và các hành tinh.

Thông thường, các nhà thiên văn học chỉ có thể quan sát các hành tinh sau khi chúng hình thành và hoạt động chậm rãi, nhằm xác định chúng đến vị trí của mình hoặc quỹ đạo một ngôi sao như thế nào. Người ta tin rằng các hành tinh hình thành từ các khối khí và bụi trong những đám mây có hình dạng như những chiếc đĩa xung quanh các ngôi sao, nhưng quá trình quan sát AU Mic đã làm sáng tỏ hơn quá trình đó.

'Một trong những điều chúng tôi muốn biết là các hành tinh hình thành từ khi nào và chúng hoạt động ra sao trong những ngày đầu. Bằng việc nghiên cứu hành tinh này, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hệ Mặt Trời được hình thành như thế nào. Ngôi sao này có lẽ chưa có thời gian để hình thành các hành tinh nhỏ hay hành tinh đá. Tuy nhiên, nó giúp chúng ta có thêm hình ảnh về những gì đã xảy ra trước khi các hành tinh trên mặt đất, như Trái Đất và Sao Hỏa được hình thành', ông Barclay nói.

Các nhà khoa học cũng muốn quan sát thêm về các chòm sao để tìm hiểu nhiều hơn về bầu khí quyển của hành tinh. Sau đó, họ sẽ xác định liệu có thể có một hành tinh thứ 2 xung quanh ngôi sao này hay không.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Blue Cap Cream: minh bạch thành phần để cạnh tranh

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về thành phần trong mỹ phẩm, Blue Cap Cream - sản phẩm giúp dưỡng ẩm và làm giảm khô da - đã mở toang dữ liệu, biến minh bạch thành lợi thế.

Blue Cap Cream: minh bạch thành phần để cạnh tranh

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Chương trình thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng giai đoạn 2025 – 2030 của tỉnh Bình Định cũ. Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở đào tạo 7.500 nhân lực cho dự án.

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Walmart ghi nhận 3 trường hợp người tiêu dùng bị thương khi nắp bình nước giữ nhiệt hiệu “Ozark Trail 64 oz” văng trúng mặt, trong đó 2 người bị tổn thương mắt dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm tạm thời đối với một phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh Alzheimer, vốn đã được áp dụng tại gần 400 bệnh viện trên toàn quốc.

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não

Australia vừa mới phát triển một thiết bị mới kết hợp siêu âm và công nghệ hình ảnh tiên tiến, giúp cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ cho việc đưa thuốc vào não an toàn và hiệu quả.

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar